Từ lâu, củ gừng đã được coi là một phương thuốc quý tự nhiên chữa và phòng, chống được nhiều bệnh tật. Trong gừng có chứa các tinh dầu có tính dầu (essential oils) như Gingerol, Zingiberene, Phellandrene, Genarial và Aromatic; ngoài ra, còn có Gingerol, serin, cellulose… Vì thế, trong những ngày thời tiết nóng nhẹ, có thể dùng gừng để bài tiết mồ hôi, hạ nhiệt độ, nâng cao tinh thần, sự hưng phấn.
Theo Đông y, gừng tươi tác dụng vào các kinh phế, tỳ, vị, thận và đại tràng, có tác dụng làm ấm, chống lạnh, hồi dương, thông lạch. Có thể dùng gừng để chữa thổ tả, đau bụng, sình bụng, chân tay lạnh, mạch yếu, cảm lạnh, ho, thấp khớp do lạnh... Tuy nhiên, khi sử dụng gừng theo những cách dưới đây sẽ gây ra tác hại không nhỏ cho sức khỏe của bạn.
Ăn quá nhiều gừng: Gừng hiếm khi gây ra các tác dụng phụ nhưng nếu ăn với liều lượng lớn sẽ làm tăng nguy cơ ảnh hưởng đến tiêu hóa. Theo kết luận của Trung tâm Y tế, Đại học Maryland (Mỹ), ăn quá nhiều gừng có thể gây ra chứng ợ nóng, tiêu chảy và kích thích miệng. Ngoài ra, người dùng cũng có thể bị ợ hơi, đau bụng, đầy bụng, buồn nôn và luôn cảm giác có mùi gừng trong miệng.
Nếu mắc một trong số những bệnh sau đây: Âm hư hỏa vượng, nhiệt trong, mắc các bệnh mụn nhọt, viêm phổi, phù thũng phổi, hạch phổi, viêm dạ dày, viêm gan, viêm thận, bệnh tiểu đường… thì bạn cũng không nên ăn gừng thường xuyên trong thời gian dài.
Ăn gừng bị dập nát: Khi gừng tươi bị dập nát sẽ rất dễ tạo nên độc tố vô cùng mạnh – chất safrole. Khi ăn vào dễ gây tổn hại đến chức năng gan, hoại tử tế bào gan, từ đó dẫn đến bệnh ung thư gan, ung thư thực quản. Vì vậy, khi lựa chọn gừng tươi, nên chọn loại gừng có màu sáng, bề mặt ngoài nhẵn, không vết xước, không dập nát biến chất.
Ăn gừng mọc mầm: Gừng mọc mầm mặc dù vẫn còn vị cay nhưng cũng rất nguy hiểm nếu dùng. Vì khi chế biến nó có thể sinh ra chất lưu huỳnh, độc tố gây tổn thương cho gan. Khi ăn loại gừng này, dạ dày và ruột hấp thụ được rất ít chất dinh dưỡng, có thể làm cho tế bào gan nhiễm độc và biến tính, tổn hại tới công năng bài tiết của gan.
Ăn gừng buổi tối: Các chuyên gia cũng khuyến cáo về thời điểm sử dụng gừng, bao gồm cả việc ăn gừng hay uống nước gừng. Theo đó, ăn gừng vào buổi sáng rất tốt, thậm chí người xưa còn có câu: “Sáng sớm ăn gừng tốt hơn cả uống nước sâm”; trong khi đó ăn gừng vào buổi tối lại đặc biệt có hại.
Lý do là vì trong gừng có chứa tinh dầu dễ bay hơi, có thể làm tăng tuần hoàn máu; đồng thời có chứa gingerose, có tác dụng kích thích tiết dịch dạ dày, làm hưng phấn đường ruột, thúc đẩy tiêu hóa. Vào buổi sáng, khí trong dạ dày nhiều, ăn một chút gừng vào sẽ kiện tì ôn vị, khích lệ cho dương khí bốc lên. Còn khi đêm muộn, dương khí trong người thu lại, âm khí thịnh phát, lúc này ăn gừng có tính dương, nóng, sẽ vi phạm quy luật sinh lí tự nhiên của con người, gây bất lợi cho cơ thể.
Ngoài ra, nhiều thầy thuốc Đông y cũng khuyến cáo, mùa thu không nên ăn gừng. Vì mùa thu thời tiết khô ráo, bản thân không khí khô đã có thể gây tổn thương phế, nếu cộng thêm việc ăn gừng cay nóng vào, lại càng dễ làm tổn thương phổi hơn, gây gia tăng sự mất nước, khô khan trong cơ thể.
Phạm Tâm (Tổng Hợp)