Tài khoản “tạm khóa báo có” có nhận được tiền không?

Tài khoản “tạm khóa báo có” có nhận được tiền không?

Nguyễn Hương Anh

Nguyễn Hương Anh

Thứ 2, 20/09/2021 12:40

"Tạm khóa báo có" theo nghiệp vụ ngân hàng có nghĩa là tạm thời khóa tài khoản thanh toán, tạm dừng các giao dịch tại thẻ.

Tạm khóa báo có là gì và được thực hiện khi nào? 

Việc tạm khóa báo có vào tài khoản ngân hàng thường thấy trong các trường hợp chủ tài khoản thông báo thẻ bị mất cắp hoặc xuất hiện các cuộc giao dịch mạo danh. Ngoài ra, tài khoản cũng có thể tạm khóa khi có văn bản yêu cầu và quyết định thẩm tra tài khoản của cơ quan pháp luật hoặc khi phía ngân hàng phát hiện lỗi giao dịch. 

Chủ tài khoản "tạm khóa báo có" có nhận được tiền không? 

Theo Điều 16 Thông tư số 23/2014/TT-NHNN, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện tạm khóa tài khoản thanh toán của khách hàng (tạm dừng giao dịch) một phần hoặc toàn bộ số tiền trên tài khoản thanh toán khi có văn bản yêu cầu của chủ tài khoản (hoặc người đại diện hợp pháp của chủ tài khoản) hoặc theo thỏa thuận trước bằng văn bản giữa chủ tài khoản với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

Khi tài khoản khoá báo có, tài khoản này sẽ không thể nhận được tiền chuyển vào cho đến khi mở trở lại.

Trong thời gian tạm khóa tài khoản nhưng vẫn có người chuyển tiền vào thì ngân hàng sẽ hạch toán treo các khoản này. Thông thường sau 2-3 ngày (không tính ngày nghỉ, lễ), nếu tài khoản người nhận không mở lại và có yêu cầu của người chuyển tiếp tục ghi có thì tiền sẽ được trả về cho người gửi.

Việc chấm dứt tạm khóa tài khoản thanh toán và việc xử lý các lệnh thanh toán đi, đến trong thời gian tạm khóa thực hiện theo yêu cầu của chủ tài khoản thanh toán hoặc theo văn bản thỏa thuận giữa chủ tài khoản với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

Như vậy, nếu người chuyển vẫn tiếp tục đồng ý chuyển và tài khoản được mở trở lại thì những khoản tiền chuyển trong thời gian tạm khóa tài khoản vẫn có thể tiếp tục được ghi nhận.

Việc tạm khóa tài khoản có thể thực hiện ngay trên ứng dụng ngân hàng điện tử, gọi lên tổng đài và xác thực thông tin, đề nghị ngân hàng khóa tạm thời. Tại mỗi ngân hàng, các quy định và quy trình thực hiện có thể khác nhau.

Han (t/h từ Kiến thức, Bnews) 

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.