Sau khi thu phục được Trư Bát Giới, thực chất là Trư Bát Giới phụng chỉ của Quan Âm Bồ Tát chờ Đường Tăng để phò tá ngài sang Tây Thiên thỉnh kinh. Thầy trò Đường Tăng được gia đình Cao gia cung kính, quý mến hết lòng.
[Tây Du Ký: Ai là người dặn Trư Bát Giới ở Cao gia trang chờ Đường Tăng?]
[Tây Du Ký: Không phải Hằng Nga, đây mới là người khiến Trư Bát Giới si mê đến mất lý trí]
[Tây Du Ký: Cây Đinh ba của Lão Trư vượt mặt gậy Như Ý trở thành bảo vật mạnh nhất Tam giới]
Trước khi chia tay, Cao lão gia đã sai gia nhân đem một món quà lớn tặng Đường Tăng. Nếu so sánh với thời điểm hiện tại, món quà ấy đáng giá cả gia tài.
Đó là một khay chứa đầy bạc đĩnh.
Cao lão thái cung kính dâng khay bạc nói: "Đa tạ hai vị cao tăng, đây là một chút quà nhỏ tạ ơn ngài".
Nhìn thấy lễ vật, Đường Tăng bèn xua tay mà rằng: "Những người tu hành như chúng tôi không nhận vàng bạc của ai. Mong bà thứ lỗi".
Soi kỹ vào khay bạc, Cao thái gia đã hào phóng tặng thầy trò Đường Tăng không phải 1 hay 2 bạc mà là 10 nén bạc.
Clip Đường Tăng từ chối vật quý mà gia đình Cao lão gia tặng:
Không cần nói ai cũng biết bạc được coi trọng như thế nào.
Chủng loại của nén bạc không thống nhất, có ba loại là bạc nguyên bảo (hoặc gọi là mã đề đĩnh), trụng đĩnh (bạc nguyên bảo nhỏ), tiểu khỏa (hình giống chiếc màn thầu), ngoài ra thỉnh thoảng còn thấy có bạc vụn, bạc dây...
Vậy giá trị của chúng được đo định ra sao?
Vào thời Trung Quốc cổ đại, bạc được quy đổi thành gạo, tuỳ thuộc vào mỗi giai đoạn, sức mua và giá trị của bạc lại thay đổi khác nhau.
Đời Đường, sức mua của một lạng bạc lớn hơn. Năm Trinh Quán đời vua Đường Thái Tông, 1 lạng bạc có thể mua 200 đấu gạo (tương đương 20 bao gạo x 59kg).
Nếu tính theo tỉ giá hiện tại thì 1 nén bạc tương đương 5.730 tệ (khoảng 19, 4 triệu đồng).
Vậy khay bạc mà gia đình Cao lão gia tặng thầy trò Đường Tăng có trị giá 194 triệu đồng.
Quả là một con số không nhỏ cho một lần trừ yêu quái!
Nhà tu hành buông xả cho thật sạch để không còn để dính mắc hạt hồng trần ở thế gian. Nếu còn chấp niệm dù một vật chất rất nhỏ cũng khó tiến bước trên con đường này.
Bởi vậy, không chỉ một lần, trong suốt chuyến hành trình của mình, Đường Tăng đã đối diện với biết bao nhiêu vàng bạc châu báu. Đó như một phép thử tâm hồn liên tiếp được đặt ra để kiểm chứng lòng tin của Phật Tổ với Đường Tăng.
Bất kể ai dù kiếp trước có là thánh nhân ở cõi nào thì khi sống ở chốn phàm trần cũng đều là người trần mắt thịt, vẫn phải trải qua gian khổ trui rèn mới đắc đạo.
Thật ra, Tây Du Ký chỉ là câu chuyện mượn lý do thỉnh kinh để giãi bày đạo lý làm người, dùng hư cấu văn chương để răn đe người đời tính thiện nhân và tu dưỡng tâm tính.
Ai trong chúng ta cũng đều có thể là một Đường Tăng. Đều là thể xác, có những điểm mạnh và điểm yếu, tuy có lúc kiên định nhưng cũng có lúc u mê, nhu nhược.
Như chuyện, trong các trò, Đường Tăng có vẻ "cưng" Trư Bát Giới nhất. Giống như tất cả chúng ta thường "nuông chiều" tật xấu của riêng mình, ít khi dám chống lại nó.
(còn nữa)
Minh Anh