Thuyết âm mưu về chiếc áo màu đen
Đường Tăng "giật mình" biết Trư Bát Giới nhận lệnh Bồ Tát ở Cao gia trang chờ mình, Trư Bát Giới chỉ dám xin "nhà vợ" chiếc áo màu đen để mặc lên đường đi lấy Kinh.
[Xem thêm: Tây Du Ký: Ai là người dặn Trư Bát Giới ở Cao gia trang chờ Đường Tăng?]
Sau khi gạt bỏ chấp niệm để theo Đường Tăng sang Tây Trúc thỉnh kinh, Trư Bát Giới có xin Cao lão thái rằng: "Nhạc phụ nhạc mẫu ơi, trang phục của con bị sư huynh làm rách hết rồi, cho con xin bộ mới".
Nghe thấy vậy, Cao Thuý Lan bèn bê ra một bộ trang phục mới đưa cho Trư Bát Giới, Cao lão thái nhìn anh con rể hụt nói: "Cầm lấy, đây là tiền công của ngươi".
Trư Bát Giới hớn hở nhận bộ trang phục từ thay "mẹ vợ" để lên đường phò tá Đường Tăng sang Tây Trúc thỉnh kinh.
Có người cho rằng, Trư Bát Giới vì lưu luyến và quá hết lòng yêu thương Cao Thuý Lan nên chỉ mặc 1 bộ trang phục do chính tay nàng ấy mang đến.
Dù cắt duyên hồng trần, nhưng trong lòng Lão Trư vẫn không thể quên được bóng hình người đẹp.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, Trư Bát Giới mặc tấm áo có xuất xứ từ nhà Cao lão trang để tự nhắc nhở mình về chuyện nhân quả.
Nếu Cao gia không tham lam thì đã không có Trư Bát Giới. Vì ban đầu, nếu không có lão Trư “hàng ngày làm lụng rất chăm chỉ "xới đất khơi cừ, khuân ngói gánh gạch, cấy ruộng bừa nương, gieo mạ cấy lúa, sinh cơ lập nghiệp..." thì cũng không có gia sản đầy ắp mà Cao lão gia đang hưởng.
Thế nhưng, sau cùng họ chỉ trả công cho anh bằng một tấm áo. Vậy chẳng phải quá bất công hay sao?
Với Phật gia, y áo không phải là thước đo để đo bất kì giá trị nào. Khi xuất gia, người tu hành bỏ lại sau lưng vật chất, của cải, gạt bụi hồng trần để tu tâm khắc khổ, tu thành chính quả.
Khi Trư Bát Giới theo Đường Tăng, y mặc trang phục màu đen để không gây nên sự yêu thích nơi người mặc và người nhìn, tránh sự tham chấp có thể xảy ra – người ta hay gọi là hoại sắc.
Nhưng dù khoác lên mình chiếc y màu sắc và kiểu thức gì, thì chiếc y như ý nghĩa vốn có của nó vẫn không thay đổi.
Chiếc y của người tu hành Phật giáo biểu trưng cho sự thanh bần, giản đơn, và quan trong hơn cả là nó nối kết người mặc với vị thầy Bổn sư của mình - Đức Phật; và chiếc y cũng giúp người khoác nó luôn nhớ đến bổn phận và trách nhiệm của mình.
Việc Trư Bát Giới khoác lên mình chiếc áo đen để lên đường đi thỉnh kinh là một bước ngoặt lớn đánh dấu con đường chuyển sang tu Phật của mình.
Nhọc nhằn chuyện hoá trang Trư Bát Giới
Để có một Trư Bát Giới sống động bước ra từ những trang truyện, đội ngũ sản xuất phải tốn công sức lẫn thời gian cùng mồ hôi nước mắt của diễn viên và nghệ sĩ hóa trang.
Công đoạn hóa trang cho "anh lợn" mất khá nhiều tâm tư của cả nghệ sĩ hóa trang lẫn diễn viên.
Nhân vật Trư Bát Giới với phần bụng phệ vượt mặt, nghệ sĩ hóa trang trước tiên sử dụng thạch cao để lấy khuôn cơ thể diễn viên.
Để tạo dáng cho phần bụng trở nên to lớn và phệ hẳn ra, những lớp bọt biển và sợi bông được nhét đầy bên trong, vừa nhẹ vừa tạo thành chiếc bụng "đại tướng" của nhân vật Trư Bát Giới.
Ngoài ra, chiếc mũi và tai lợn đặc trưng của Bát Giới, hay hàng loạt các nhân vật yêu ma quỷ quái, thần tiên đạo phật trong phim Tây Du Ký đều được làm dựa theo phương pháp trên.
Đôi khi do ảnh hưởng đến cảnh quay, đặc biệt quay kỹ xảo với nền phông xanh, mặt nạ hoặc bộ phận hóa trang trùng với màu phông xanh sẽ lập tức phải sửa lại. Thường phải sau 2 - 3 lần sửa, diễn viên mới có được lớp mặt nạ hay bộ phận hóa trang vừa ý.
Để tạo thành một Tây Du Ký kinh điển của lịch sử điện ảnh, đó là công sức của hàng trăm con người ngày đêm cống hiến không ngừng nghỉ.
(còn nữa)
Minh Anh