Báo cáo nói rằng thị trường thảo dược bổ sung tạo ra 5 tỉ USD mỗi năm nhưng các loại thứ bổ sung này phần lớn lại chứa chất độn.
New York Times đưa tin rằng các xét nghiệm ADN của giới chức Canada đã cho thấy nhiều loại thuốc viên thảo dược cam đoan chữa các triệu chứng cảm cúm hoặc tăng cường trí nhớ phần lớn lại là gạo và cỏ dại.
Thành phẩn của nhiều loại thực phẩm bổ sung chủ yếu là cỏ dại và gạo, NY Times đưa tin.
Tờ báo đưa tin rằng các nhà nghiên cứu Canada – sử dụng một loại xét nghiệm gọi là “giải mã vạch ADN” – để kiểm tra 44 loại thảo dược bổ sung khác nhau được bán bởi 12 công ty.
Họ phát hiện rằng nhiều viên nhộng không giống như những gì chúng được quảng cáo, trong khi nhiều viên khác bị làm loãng bằng các chất độn như gạo, bột mỳ và đậu nành.
Một số chất bổ sung này gồm có St. John’s wort và Echinacea, hai loại thuốc được sử dụng thường xuyên ở Mỹ.
“Điều đó gợi ý rằng các vấn đề này là phổ biến và việc kiểm soát chất lượng của nhiều công ty dù là do vô tình, thiếu khả năng hay không trung thực thì đều không chấp nhận được”, David Schardt thuộc Trung Tâm Khoa Học Lợi Ích Chung, nói với tờ báo. “Căn cứ vào các kết quả này, thật khó để giới thiệu bất kỳ loại thảo dược bổ sung nào cho khách hàng.”
Năm 2011, tờ Daily Mail đưa tin rằng các viên thuốc thảo dược giả được cho là tăng cường năng lực tình dục, chứa các thành phần của Viagra, theo cục quản lý thực phẩm và thuốc (FDA).
“Sự việc này là ví dụ của một xu hướng đang phát triển của các sản phẩm được tiếp thị là thuốc bổ sung dinh dưỡng hay thực phẩm thông thường có các loại thuốc và hóa chất không rõ”, Ilisa Bernstein thuộc phòng thanh tra của Trung tâm đánh giá và nghiên cứu dược phẩm của FDA cho biết vào hai năm trước.
Nhưng New York Times đưa tin rằng thảo dược bổ sung có thể được tiếp thị và bán với ít sự giám sát về mặt luật pháp do một đạo luật thông qua vào năm 1994.
“Chúng ta cần một sự điều chỉnh mạnh mẽ mà có thể thực thi đầy đủ hiệu lực của luật pháp. Tài nguyên của FDA thì có hạn và sự thực thi luật pháp trong quá khứ không được nghiêm khắc như nó lẽ ra phải thế”, Duffy Mackay của Hội đồng dinh dưỡng nói với tờ báo.
Khái niệm thực phẩm chức năng/ bổ sung (Functional foods) được người Nhật sử dụng đầu tiên trong những năm 1980 để chỉ những thực phẩm chế biến có chứa những thành phần tuy không có giá trị dinh dưỡng nhưng giúp nâng cao sức khoẻ cho người sử dụng. International Life Science Institute - ILSI) định nghĩa, "thực phẩm chức năng là thực phẩm có lợi cho một hay nhiều hoạt động của cơ thể như cải thiện tình trạng sức khoẻ và làm giảm nguy cơ mắc bệnh hơn là so với giá trị dinh dưỡng mà nó mang lại".
Theo IFIC, thực phẩm chức năng là những thực phẩm hay thành phần của chế độ ăn có thể đem lại lợi ích cho sức khoẻ nhiều hơn giá trị dinh dưỡng cơ bản.
Khải Đơn