Theo đó, đối với người có bằng tốt nghiệp TC nghề, TCCN, CĐ nghề, CĐ sau thời hạn 36 tháng kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp đến ngày nộp hồ sơ thi lên trình độ CĐ hoặc ĐH phải dự thi 3 môn gồm: một môn cơ bản, một môn cơ sở ngành và một môn chuyên ngành (hoặc thực hành nghề). Cơ sở giáo dục đại học tự ra đề thi và xác định điểm trúng tuyển.
Thí sinh thi liên thông sẽ phải thi cùng với thí sinh thi ĐH, CĐ hàng năm (Ảnh: Phan Chính)
Cơ sở giáo dục ĐH được tổ chức đào tạo liên thông khi có quyết định giao nhiệm vụ mở ngành đào tạo chính quy trình độ CĐ, ĐH của ngành đào tạo liên thông; có báo cáo tự đánh giá của cơ sở giáo dục ĐH và triển khai kiểm định chất lượng theo tiến độ do Bộ GD&ĐT quy định; đã công bố chuẩn đầu ra, chương trình đào tạo, điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo trên trang thông tin của trường theo quy định; có Hội đồng để xem xét và công nhận giá trị chuyển đổi kết quả học tập và các khối lượng kiến thức được miễn trừ khi học chương trình đào tạo liên thông đối với từng người học; đã tổ chức đào tạo theo tín chỉ trình độ CĐ, ĐH hệ chính quy đối với cơ sở giáo dục ĐH đăng ký đào tạo liên thông chính quy.
Chỉ tiêu tuyển sinh liên thông chính quy không vượt quá 20% tổng chỉ tiêu tuyển sinh chính quy hằng năm của cơ sở giáo dục đại học.
Đào tạo liên thông chính quy phải tập trung toàn bộ thời gian tại cơ sở giáo dục ĐH để thực hiện chương trình đào tạo. Sinh viên hệ liên thông chính quy học chung, thi hết môn và thi tốt nghiệp hoặc bảo vệ luận văn tốt nghiệp, đồ án tốt nghiệp cùng với sinh viên hệ chính quy. Cơ sở giáo dục ĐH phải báo cáo Bộ về lịch thi tuyển sinh liên thông trước 2 tháng để tổ chức giám sát, kiểm tra. Trước ngày 31/12 hằng năm, cơ sở báo cáo kết quả tuyển sinh, tổ chức đào tạo, cấp bằng tốt.
T. Đình