Thi THPT Quốc gia 2018: Cách tính điểm liệt theo quy chế mới

Thi THPT Quốc gia 2018: Cách tính điểm liệt theo quy chế mới

Hà Công Luân

Hà Công Luân

Thứ 3, 01/05/2018 11:49

Tại kỳ thi THPT Quốc gia 2018, quy định về cách tính điểm liệt được nêu rất rõ trong Thông tư số 04/2018/TT-BGDDT ngày 28/2 do Thứ trưởng bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ ký để sửa đổi một số điều ở quy chế thi THPT Quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp năm 2018.

Theo đó, năm 2018, các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp lấy điểm để xét công nhận tốt nghiệp phải đạt trên 1,0 điểm theo thang điểm 10.  Hình thức, cách tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia 2018 về cơ bản vẫn giữ như năm 2017. Cụ thể là có 3 bài thi độc lập: Toán, Văn, Ngoại ngữ và 2 bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội, bắt buộc phải chọn một trong hai.

Thi THPT Quốc gia 2018: Cách tính điểm liệt theo quy chế mới

Cách tính điểm liệt kỳ thi THPT Quốc gia 2018 có một chút thay đổi.

Những thí sinh đủ điều kiện dự thi, không bị kỷ luật, hủy kết quả tất cả bài thi, các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp lấy điểm để xét công nhận tốt nghiệp đạt trên 1,0 điểm theo thang điểm 10 và có điểm xét tốt nghiệp từ 5 trở lên sẽ được công nhận tốt nghiệp THPT.

Như vậy, đối với ba môn thi độc lập, điểm liệt là 1,0 điểm. Đối với môn tổ hợp, tuy thi 3 môn nhưng 3 bài thi lại tính thang điểm 10. Nếu ba môn cộng lại mà chỉ 1,0 là điểm liệt, không được môn nào trong 3 môn bị điểm 0.

Điểm xét tốt nghiệp (ĐXTN) THPT Quốc gia 2018, gồm: Điểm các bài thí sinh dự thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT theo quy định, điểm ưu tiên, khuyến khích (nếu có) và điểm trung bình cả năm lớp 12. Theo đó, điểm của từng bài thi được quy về thang điểm 10 để tính ĐXTN.

Xem thêm: Kỹ năng dùng máy tính để đạt điểm cao nhất trong kỳ thi THPT Quốc gia 2018

Bộ GD&ĐT nói về kỳ thi THPT quốc gia 2018
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.