Thứ trưởng Bộ NN&PTNT kiểm tra tình hình bò sữa chết hàng loạt tại Lâm Đồng

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT kiểm tra tình hình bò sữa chết hàng loạt tại Lâm Đồng

Nguyễn Phi Long

Nguyễn Phi Long

Thứ 7, 10/08/2024 19:59

Ngày 10/8, Đoàn công tác của Bộ NN&PTNT do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến dẫn đầu đã kiểm tra và chỉ đạo triển khai công tác phòng chống bệnh tiêu chảy trên bò sữa tại huyện Đức Trọng và Đơn Dương.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT kiểm tra tình hình bò sữa chết hàng loạt tại Lâm Đồng- Ảnh 1.

Tham dự buổi làm việc cùng đoàn công tác do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến dẫn đầu, có các Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng: Võ Ngọc Hiệp và Nguyễn Ngọc Phúc; ông Nguyễn Văn Long - Cục trưởng Cục Thú y - Bộ NN&PTNT; các chuyên gia; lãnh đạo các cơ quan, ban ngành có liên qua của tỉnh và lãnh đạo 2 huyện Đơn Dương, Đức Trọng. Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đề nghị các cơ quan trung ương cùng địa phương cần nhanh chóng triển khai mọi giải pháp để cứu chữa gia súc bị tiêu chảy, hạn chế thấp nhất thiệt hại cũng như tránh để bệnh lan rộng, đảm bảo vệ sinh môi trường.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT kiểm tra tình hình bò sữa chết hàng loạt tại Lâm Đồng- Ảnh 2.

Sau khi đi thực tế thăm nắm tình hình và động viên người nuôi bò sữa, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cùng đoàn công tác đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng để nghe báo cáo và triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh tiêu chảy trên đàn bò sữa tại huyện Đơn Dương và huyện Đức Trọng.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT kiểm tra tình hình bò sữa chết hàng loạt tại Lâm Đồng- Ảnh 3.

Lãnh đạo Bộ NN&PTNT cũng đã lắng nghe các ý kiến của giới chuyên gia, từ đó chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tập trung một số nhiệm vụ trước mắt để điều trị và ngăn chặn bệnh lây lan. Bộ NN&PTNT cùng các cơ quan trung ương, doanh nghiệp đầu ngành về chăn nuôi sẽ hỗ trợ vật tư y tế, thuốc men cho tỉnh Lâm Đồng điều trị bò bị bệnh.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT kiểm tra tình hình bò sữa chết hàng loạt tại Lâm Đồng- Ảnh 4.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến yêu cầu, các cơ quan cần nhanh chóng xác định nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bò bị tiêu chảy hàng loạt. Trong đó, cần xác định nguyên nhân chính, nguyên nhân phụ để làm cơ sở xác định đền bù hoặc hỗ trợ thiệt hại sau này. Để đảm bảo tính chính xác, cơ quan chuyên môn cần lấy thêm mẫu xét nghiệm đối với bò đang còn khỏe, bò chưa tiêm vắc-xin viêm da nổi cục, bò đã tiêm nhưng chưa chết… Sau khi có kết luận chính thức, Bộ sẽ công bố nguyên nhân.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT kiểm tra tình hình bò sữa chết hàng loạt tại Lâm Đồng- Ảnh 5.

Cục trưởng Cục Thú y Nguyễn Văn Long cho biết, tiếp thu chỉ đạo của Thứ trưởng, ngay trong chiều 10/8, Cục sẽ huy động lực lượng các bác sĩ giỏi, các loại thuốc tối ưu nhất để phân bổ cho 2 huyện và từng xã. Về phía địa phương, UBND tỉnh Lâm Đồng đã thành lập tổ công tác do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Nguyễn Ngọc Phúc làm tổ trưởng để chỉ đạo, điều hành, triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh tiêu chảy trên đàn bò sữa.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT kiểm tra tình hình bò sữa chết hàng loạt tại Lâm Đồng- Ảnh 6.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Nguyễn Ngọc Phúc cho biết, tại huyện Đức Trọng, Đơn Dương cũng đã thành lập các tổ công tác để kịp thời triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm như: Tập trung nhân lực, vật lực cứu chữa đàn bò sữa; cập nhật số liệu từng ngày để có căn cứ so sánh, đối chiếu; lập biên bản tiêu hủy bò bị chết; giám sát việc tiêu huỷ.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT kiểm tra tình hình bò sữa chết hàng loạt tại Lâm Đồng- Ảnh 7.

Theo Sở NN&PTNT Lâm Đồng nhận định nguyên nhân ban đầu, qua kiểm tra lâm sàng ghi nhận bò mắc bệnh tiêu chảy có thể do thời tiết tại huyện Đơn Dương và huyện Đức Trọng mưa nhiều trong suốt mấy tuần, môi trường ẩm ướt, kết hợp sức đề kháng của bò giảm sau khi tiêm vắc-xin phòng bệnh viêm da nổi cục, đã tạo điều kiện cho vi sinh vật cơ hội tấn công gây rối loạn đường tiêu hóa.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT kiểm tra tình hình bò sữa chết hàng loạt tại Lâm Đồng- Ảnh 8.

Trong khi đó, người dân nuôi bò cho rằng, nguyên nhân bò bị tiêu chảy rồi chết liên quan tới việc tiêm vắc-xin phòng bệnh viêm da nổi cục, bởi phần lớn bò tiêm vắc-xin đều bị bệnh, còn bò không tiêm vẫn khỏe mạnh.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT kiểm tra tình hình bò sữa chết hàng loạt tại Lâm Đồng- Ảnh 9.

Theo số liệu cập nhật mới nhất, từ 16h ngày 9/8 đến 9h ngày 10/8, tại huyện Đức Trọng có thêm 578 con bò sữa mắc bệnh tiêu chảy và 35 hộ mới; có 9 con bò sữa bị chết. Trong đó, huyện Đơn Dương có 8 con, huyện Đức Trọng 1 con. Lũy kế đến 9h ngày 10/8, tại hai huyện Đức Trọng, Đơn Dương đã có 4.495 con bê và bò sữa của 237 hộ trên địa bàn 6 xã bị bệnh; có 181 con bị chết (Đức Trọng: 42 con, Đơn Dương: 139 con).

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.