Tiền kỹ thuật số - tương lai của kinh tế hay công cụ rửa tiền xuyên quốc gia?

Tiền kỹ thuật số - tương lai của kinh tế hay công cụ rửa tiền xuyên quốc gia?

Lương Đức Trọng

Lương Đức Trọng

Thứ 6, 29/12/2017 05:29

Tiền kỹ thuật số cũng giống như tiền mặt, rất được tội phạm ưa thích vì có thể sử dụng để thực hiện những giao dịch lớn mà chẳng ai biết được.

Tiền mặt vẫn “sống khỏe”

Với truyền thống hàng ngàn năm, việc mua bán giao dịch trực tiếp bằng tiền mặt vẫn rất phổ biến trên thế giới. Loại giao dịch này không chịu sự quản lý của bất kỳ hệ thống ngân hàng nào. Dù hiện nay các hình thức thanh toán bằng thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ hay các loại thẻ thanh toán khác đang bùng nổ, nhưng giao dịch tiền mặt vẫn khó có thể thay thế.

Đặc biệt, với những quốc gia mà hệ thống thanh toán điện tử qua ngân hàng mới chỉ đang phát triển như Việt Nam thì tiền mặt vẫn đóng vai trò quan trọng. Những người trung thành với tiền mặt cảm thấy thoải mái với sự quen thuộc và tính đáng tin của nó, so với việc chuyển tiền qua Internet hoặc quẹt thẻ.

Tuy nhiên, nền kinh tế dựa trên giao dịch tiền mặt là một nền kinh tế đầy lỗ hổng mà bất kỳ cá nhân nào cũng có thể lợi dụng để trục lợi phi pháp cho bản thân. Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu chia sẻ: “Nền kinh tế chuộng tiền mặt là một nền kinh tế lạc hậu. Trong khi các quốc gia trên thế giới hầu như đã hạn chế tối đa việc dùng tiền mặt, và tiền điện tử thậm chí là tiền kỹ thuật số đã trở thành phương tiện thanh toán chính, nếu Việt Nam vẫn sử dụng tiền mặt làm công cụ giao dịch chính thì sẽ sớm trở nên lạc lõng.

Bên cạnh đó, một nền kinh tế phi tiền mặt giúp giảm chi phí in tiền, chuyên chở, bảo vệ. Vấn đề của tiền mặt là nó không để lại “dấu vết” gì, và là công cụ của tất cả những hành động tham nhũng, phi pháp, đầu cơ,…”.

Công nghệ - Tiền kỹ thuật số - tương lai của kinh tế hay công cụ rửa tiền xuyên quốc gia?

Tội phạm chủ yếu sử dụng tiền mặt và tiền kỹ thuật số để thực hiện hành vi phạm pháp.

Vấn đề tiền mặt không chỉ nhức nhối với Việt Nam mà ngay cả các nước đang phát triển cũng tương tự. Theo nghiên cứu của ING, 41% người Romania sử dụng tiền mặt để chi trả tiền thuê nhà hoặc trả tiền vay thế chấp. Ngay cả ở Đức, chỉ 28% người dân tin tưởng việc thanh toán bằng thẻ và qua ngân hàng là bảo mật thông tin. Điều đáng bàn là các giao dịch không dùng tiền mặt như thẻ tín dụng hay thẻ ghi nợ cũng chỉ tăng trưởng khoảng 11% mỗi năm.

Tiền kỹ thuật số có giống tiền mặt?

Điểm giống nhau của 2 loại tiền đại diện cho 2 thế hệ phát triển của loài người này đó là tính riêng tư. Tiền mặt và tiền kỹ thuật số được giao dịch giữa các cá nhân với nhau, thay vì thông qua hệ thống ngân hàng. Tiền kỹ thuật số được dùng cho nhiều mục đích khác nhau và không thể biết được bao nhiêu trong số đó dùng tiền kỹ thuật số cho các hoạt động phạm pháp.

Điều này đặt ra thách thức cho hệ thống ngân hàng và ngân hàng Trung Ương. Những người lợi dùng đồng tiền kỹ thuật số Bitcoin – bao gồm cả tội phạm – ngày càng phổ biến để tiến hành các hoạt động phi pháp. Số tiền phi pháp mà Mỹ thu được năm 2010 là 800 triệu USD, trong khi năm 2016 con số này chỉ đạt 400 triệu USD, một phần vì việc rửa tiền qua nền tảng điện tử trở nên dễ dàng hơn.

Theo luật sư Trương Thanh Đức - Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam - việc sử dụng đồng tiền Bitcoin và các loại tiền kỹ thuật số khác để giao dịch bất hợp pháp sẽ rất nguy hiểm. Bởi không một ai có thể kiểm soát được đồng tiền đi đâu, giá trị hàng hóa trao đổi như thế nào, do đó sẽ tăng nguy cơ lợi dụng lỗ hổng để vi phạm, trong đó không loại trừ khả năng rửa tiền, tài trợ khủng bố.

Nếu các giao dịch hợp pháp được thực hiện qua ngân hàng thì rất khó có thể che giấu được dấu vết, dòng tiền và rất dễ bị phát hiện nếu có giao dịch bất hợp pháp. Còn đối với tiền kỹ thuật số, các giao dịch có thể lên đến hàng tỷ USD mà không ai biết. Luật sư cũng khẳng định, “không thể kiểm soát được bitcoin” vì bản chất của tiền này khác so với các loại tiền tệ khác khi nó không phải qua bất kỳ hệ thống giao dịch nào mà hoàn toàn tự giao dịch với nhau.

Ngoài rửa tiền, trốn thuế thì còn rất nhiều vụ việc khác như cá độ, chuyển tiền bất hợp pháp,… đã bị phanh phui có liên quan đến Bitcoin và các loại tiền kỹ thuật số khác. Đây được xem là xu thế rất nguy hiểm của giới tội phạm tại Việt Nam và trên thế giới, trong khi khó có giải pháp xử lý triệt để.

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.