CSSK lao động nữ được xem là vấn đề chung của toàn thế giới, không chỉ riêng tại những đất nước đang phát triển và kém phát triển. Tuy nhiên, tại những quốc gia đang trên đà phát triển với điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, quỹ phúc lợi xã hội còn hạn chế, vấn đề sức khoẻ sinh sản cũng như chế độ thai sản đối với lao động nữ còn gặp nhiều khó khăn, bất cập.
Tại Thái Bình, vấn đề CSSK lao động nữ có những đặc trưng nào?
Hiện nay, ở khu vực phía Bắc, riêng tỉnh Thái Bình có đến 11 KCN, hơn 43 cụm công nghiệp và nhiều điểm công nghiệp làng nghề khác, tập trung hàng chục nghìn công nhân, với tỷ lệ lao động nữ chiếm đa số và hầu hết là những người trẻ tuổi.
Với tốc độ phát triển đột phá, Thái Bình là địa phương công nghiệp điển hình liên quan đến vấn đề CSSK lao động nữ, trực tiếp nhất khi mà phần lớn người lao động chưa được tiếp cận đầy đủ hoặc tuyên truyền rõ ràng về vấn đề sức khoẻ, nhất là sức khoẻ sinh sản và giới tính.
Tại sao các doanh nghiệp cần quan tâm vấn đề này?
CSSK cho người lao động, đặc biệt là đảm bảo chế độ thai sản hợp lý cho công nhân nữ là một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng vững chắc và dài lâu của nền kinh tế nước nhà, bao gồm cả chính bản thân doanh nghiệp. Bởi, đây là một vấn đề mang tính nhân văn cao, bảo đảm sức khoẻ của thế hệ tương lai và chất lượng giống nòi, là một chiến lược có tầm nhìn xa về nguồn lực con người và sự phát triển bền vững của một doanh nghiệp.
Ngoài ra, công tác CSSK mà cụ thể là sức khoẻ sinh sản của công nhân nữ, là trách nhiệm xã hội quan trọng của doanh nghiệp, là nền tảng xây dựng mối quan hệ tốt giữa người lao động và chủ sử dụng lao động. Đây còn là tiền đề góp phần nâng cao uy tín của doanh nghiệp với khách hàng và đối tác trong nước cũng như quốc tế.
Đã có Hội thảo chuyên môn được tổ chức và doanh nghiệp tiêu biểu nào?
Trong vài năm qua, vấn đề CSSKSS lao động nữ đã dấy lên những hồi chuông báo động trên khắp cả nước. CSSK lao động nữ đang ngày càng nhận được sự chú trọng, hướng đến mục tiêu tiệm cận nhất là mang lại lợi ích cho cả người lao động và người sử dụng lao động.
Mới đây, một chương trình Hội thảo quy mô đã được tổ chức tại tỉnh Thái Bình – một trong những địa phương điển hình liên quan đến vấn đề CSSK lao động nữ của cả nước. Hội thảo “Chăm sóc sức khoẻ cho nữ công nhân mang thai, nuôi con nhỏ và vấn đề phân biệt đối xử” - được đánh giá là một chương trình toàn diện về vấn đề CSSKSS do Better Work phối hợp với Maxport Limited Vietnam thực hiện.
Được ghi nhận là doanh nghiệp tiêu biểu trong công tác CSSK và chống phân biệt đối xử với đối tượng nữ công nhân mang thai và nuôi con nhỏ, Maxport được Better Work đề nghị đồng tổ chức Hội thảo, nhằm chia sẻ và truyền đạt kinh nghiệm của Maxport với các đại diện từ nhiều doanh nghiệp, nhà máy thuộc khu vực và lân cận tỉnh Thái Bình.
Hội thảo diễn ra vào ngày 5/4/2019, tại khách sạn White Palace (số 245B, đường Trần Thái Tông, TP. Thái Bình, tỉnh Thái Bình) và cơ sở Maxport 09 (Quốc lộ 10, xã Tự Tân, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình). Tham dự chương trình ngoài ban tổ chức gồm Better Work và Maxport, đại diện các doanh nghiệp, nhà máy (đăng ký tham dự tối đa 60 người), còn có sự góp mặt của Bác sỹ, Thạc sỹ Đỗ Việt Dũng - Chuyên gia về giới và chăm sóc sức khoẻ.
Tại Hội thảo, Bác sỹ Đỗ Việt Dũng cũng đã bày tỏ sự ấn tượng đối với công tác CSSK dành cho nhân sự nữ mang thai của Maxport: từ tấm thảm đặt chân, từ chai nước sạch được gửi tận tay người lao động mỗi ngày, từ việc dành riêng dãy đầu tiên trong lán gửi xe cho các thai phụ, đến môi trường xanh, sạch, luôn thoáng mát, vườn rau sạch trồng theo phương pháp hữu cơ phục vụ bữa ăn nhân công và chế độ đưa đón, khám thai, siêu âm định kỳ hoàn toàn miễn phí…
Hội thảo của Better Work và Maxport có mở ra những tín hiệu tốt?
Theo đánh giá và phản hồi tích cực từ hơn 60 đại diện tham dự, cho thấy chương trình Hội thảo của Better Work và Maxport chắc chắn sẽ mở ra nhiều tín hiệu tốt cho tương lai của ngành công nghiệp may mặc, da giày của tỉnh Thái Bình nói riêng và cả nước nói chung.
Những mục tiêu trước mắt đã được nhận định rõ ràng từ công tác hiệu quả của Maxport trong việc “Chăm sóc sức khoẻ cho nữ công nhân mang thai, nuôi con nhỏ và vấn đề phân biệt đối xử”. Song song đó, thông qua những chia sẻ và bình luận tại Hội thảo, các giải pháp phù hợp và tối ưu nhất đã được đưa ra, cách thức tuyên truyền gián tiếp lẫn trực tiếp rất linh hoạt của Maxport cũng được dẫn chứng như một bài học trực quan, giúp những thành viên tham dự hiểu rõ hơn về tầm quan trọng và giá trị to lớn trong công tác CSSK lao động nữ, đặc biệt là nhóm nữ công nhân mang thai, nuôi con nhỏ.
Như vậy, từ Thái Bình và lan toả ra toàn dãy đất chữ S, chúng ta có quyền tự tin rằng bức tranh thực tế về một nền công nghiệp nhân văn và bình đẳng của nước nhà sẽ ngày càng được khắc hoạ rõ ràng, đảm bảo cơ hội và nền tảng tốt nhất cho các thế hệ tương lai của chúng ta.
N.X.M