Toát mồ hôi hột khi đọc tên mình theo bảng chữ cái “tiếq Việt”

Toát mồ hôi hột khi đọc tên mình theo bảng chữ cái “tiếq Việt”

Mai Thị Thu Hằng

Mai Thị Thu Hằng

Thứ 4, 29/11/2017 13:00

Sau khi có đề xuất cải tiến phụ âm “tiếq Việt” của PGS.TS Bùi Hiền, mạng xã hội cũng đã kịp “cập nhật” và chuyền tay nhau bộ công cụ phiên dịch tên kiểu mới. Nhiều bạn trẻ giật mình, hoang mang vì cái tên của mình đang đẹp bỗng dưng đọc trúc trắc, bị bạn bè mang ra trêu ghẹo…

Hoang mang vì tên “lạ”

Đề xuất về việc giảm bảng chữ cái từ 38 xuống còn 31 chữ của PGS.TS Bùi Hiền (nguyên Phó Hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm Ngoại ngữ HN, nguyên Phó viện trưởng viện Nội dung & Phương pháp dạy học phổ thông) đang nhận được sự quan tâm của dư luận.

Đã có những khen, chê dành tặng ông. Nhiều người cho rằng, việc cải tiến như vậy sẽ làm đảo lộn và làm phức tạp hóa thêm vấn đề. Những ký hiệu và chữ cái PGS.TS Bùi Hiền giống như kiểu chữ mà tuổi teen hay viết, khiến người già  “choáng váng”.

Bên cạnh đó, có không ít người đồng ý với quan điểm của vị phó giáo sư 83 tuổi, họ cho rằng, những ký tự này lạ mắt và rất dễ nhớ.

Không chỉ dậy sóng từ việc khen chê bộ đề xuất đổi mới tiếng Việt của PGS.TS Bùi Hiền mà mạng xã hội đã xuất hiện Dân mạng cũng đua nhau "chế" tên mình theo bộ tiếng Việt mới bằng cách dùng các ứng dụng trên mạng xã hội. Các bạn trẻ chỉ cần thao tác trong vòng “một nốt nhạc” sẽ cho mình một cái tên thật mới lạ.

Ai cũng tò mò: “Tên của tôi sẽ là gì nếu chuyển từ tiếng Việt sang “tiếq Việt”?. Và ngay lập tức họ vào phần mềm chuyển chữ “tiếng Việt” thành “tiếq Việt” online để thử nghiệm.

Cộng đồng mạng - Toát mồ hôi hột khi đọc tên mình theo bảng chữ cái “tiếq Việt”

Những claj hoắc sau khi "phiên dịch" khiến ai cũng hoang mang.

Những cái tên mới cười ra nước mắt khi theo bộ chuyển đổi tiếng Việt của PGS.TS Bùi Hiền. Không chỉ viết tên mình, cư dân mạng còn thi nhau viết lại những bài thơ, tên của người bạn thân, tỏ tình bằng phần mềm chuyển chữ này. Một bạn trẻ có tên Trần Văn Long cho biết: “Tên của tôi thay đổi hoàn toàn, đang từ Trần Văn Long đổi thành Cần Văn Loq, nghe xong là muốn chạy mất dép luôn”.

Cũng có hàng loạt Facebook thích thú khi tên mình bỗng chốc mới lạ, lần đầu được xuất hiện, như: Trần Thu Cúc thành Cần Wu Kuk, Nguyễn Văn Công thành Nguyễn Văn Koq... Không chỉ có vậy, nhiều người còn quan tâm đến tên bạn bè, bố mẹ, anh chị em khi viết theo quy tắc mới. Nhiều người nhận xét rằng tên của mình giống tiếng Trung Quốc, tiếng Nga.

Bạn trẻ Bùi Nhật Linh bày tỏ: “Tên mọi người sẽ thay đổi hết nếu viết theo quy tắc mới này. Có những cái tên khi tôi gõ ra đọc đến quẹo cả lưỡi. Như em gái tôi tên Bùi Thanh Nga giờ sẽ phải viết là Bùi Wan Qa. Hay bạn tôi tên Trần Phúc thì giờ đọc thành Cần Fuc... sai hẳn cái tên và dễ hiểu lầm lắm đấy”.

 Đọc thơ tình...“ướt áo”

Từ viết tên, họ bắt đầu gõ lại những đoạn thơ, viết dòng trạng thái dài lê thê để thách đố bạn bè có thể dịch được. Những dòng trạng thái cười ra nước mắt, như: Kiểu chữ mới của ông PGS.TS Bùi Hiền, Quyễn Huy Hoàq, tak zả “Kà co kon: 100 bài wơ -100 kỹ năq sốq”. “Cúc kák bạn buổi tối Củ N’ật zui zẻ!”.

Hay chỉ một câu của bạn Hoàng Thùy viết trên trang cá nhân mà bạn bè ai cũng hoang mang: “Sáq sớm wả wín, vậy mà xôq kó kon ká nào kăn kâu (Sáng sớm thả thính, vậy mà không có con cá nào căn câu)”.

Cộng đồng mạng - Toát mồ hôi hột khi đọc tên mình theo bảng chữ cái “tiếq Việt” (Hình 2).

Thơ tình mà cô gái trẻ nhận được.

Hoàng Thùy còn chia sẻ rằng, sáng nay ngủ dậy cô nhận được một đoạn thơ của người yêu gửi. Cô ngồi cả tiếng đồng hồ mà không thể dịch được đoạn thơ ấy là gì. Đến khi toát mồ hôi hột thì mới hiểu được một nửa.

“Tôi bèn lên Facebook nhờ cư dân mạng giúp đỡ. Mỗi người dịch theo một hướng khi đọc lại ai cũng cười. Cuối cùng phải nhờ đúng chủ nhân của đoạn thơ tình ấy lên tiếng. Quả thực là khó khăn khi được tỏ tình bằng kiểu chữ mới của vị PGS 83 tuổi”, Hoàng Thùy cho biết.

Wáq mười một dã về zồi em n'ỉ !?

Em maq mùa Wu zấu kỹ nơi nào

Sáq hôm nay cở zó mùa Dôq Bắk

Coq lòq an' qe một cút nao nao

(Tháng mười một đã về rồi em nhỉ !?

Em mang mùa Thu giấu kỹ nơi nào

Sáng hôm nay trở gió mùa Đông Bắc

Trong lòng anh nghe một chút nao nao)

Tuy nhiên, dù mới hay không, họ vẫn cảm thấy tên mình, dòng chữ hiện trước màn hình thật khó đọc và khó hiểu.

Nhà văn Hoàng Anh Tú từng có ý kiến: “Không biết rồi sau này quen rồi tôi có thể viết nhanh hơn đến 8% như ông Hiền nói hay không chứ quả thực nếu "kải kác" của ông Hiền được áp dụng thì 80% dân chúng sẽ phải đi học lại từ đầu.

20% còn lại sẽ là những trẻ em chưa đi học. Thế nên ông cũng đừng giận khi cuối tuần qua mạng xã hội đưa ông lên hàng... Chipu, thậm chí còn vượt qua cả Chipu trong lượng "gạch đá" mang về.

Có thể nói, đề xuất của PGS.TS Bùi Hiền dù rất khó khả thi nhưng hãy ghi nhận đó là sự nỗ lực của người luôn trăn trở cho tiếng Việt”.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.