Tỏi đã được công nhận rộng rãi trong việc điều trị và phòng ngừa bệnh tim. Nhiều nghiên cứu cho thấy nó có khả năng ngăn ngừa phòng chống xơ vữa động mạch, giảm cholesterol và triglyceride (dạng chất béo chiếm 95% chất béo hằng ngày chúng ta tiêu thụ trong chế độ ăn uống, đây cũng là thành phần chủ yếu trong dầu thực vật và mỡ động vật), ức chế kết tập tiểu cầu, và làm hạ huyết áp cao.
Huyết áp cao là gì?
Huyết áp cao còn được gọi là cao huyết áp. Đây là một trong những nguy cơ quan trọng nhất liên quan đến bệnh tim. Tình trạng ảnh hưởng đến khoảng một tỷ người trên khắp thế giới
Huyết áp được xác định bằng lượng máu bơm vào tim và sự đáp ứng lưu lượng máu đó trong động mạch. Càng nhiều máu bơm tim và động mạch hẹp lại, huyết áp càng cao.
Cụ thể là, các cơ quan trong cơ thể cần oxy để tồn tại. Oxy được vận chuyển tới các cơ quan thông qua máu. Khi tim đập, nó tạo ra áp lực đẩy máu qua một mạng lưới các động mạch và tĩnh mạch hình ống (còn được gọi là các mạch máu và mao mạch). Áp lực máu (huyết áp) là kết quả của hai lực. Lực thứ nhất xảy ra khi máu bơm ra khỏi tim và vào các động mạch (đây là một phần của hệ thống tuần hoàn). Lực thứ hai được tạo ra khi tim nghỉ giữa các nhịp đập nó. Hai lực lượng này được đại diện bởi các con số trong đo huyết áp.
Huyết áp được đo bằng hai chỉ số là huyết áp tâm thu (áp lực đẩy máu vào động mạch, tim co bóp) và huyết áp tâm trương (huyết áp khi cơ tim giãn nghỉ). Ví dụ 120/80 mmHg (mmHg là milimet thủy ngân, đây là đơn vị dùng để đo huyết áp).
Ở người bình thường, huyết áp tâm thu thường nhỏ hơn 120 và tâm trương nhỏ hơn 80. Những người tiền huyết áp, chỉ số huyết áp tâm thu từ 120-139 mmHg và tâm trương từ 80-89mmHg.
Bệnh nhân bị cao huyết áp khi: chỉ số huyết áp tâm thu từ >=135 mmHg và tâm trương >=85mmHg
Tác động của tỏi đến huyết áp
Tỏi (Allium sativum) nổi tiếng với những đột thành phần hóa học, và nó chứa khoảng 33 hợp chất lưu huỳnh lớn đó bao gồm allicin, ajoene, Aliin, diallyl disulfide, diallyl trisulfide, vinyldithiines, S-allylcysteine, và S-allylmercaptocystein. Vitamin B, vitamin C, selen, mangan, sắt, canxi, kali và đồng.
Tác dụng chống huyết áp của tỏi có liên quan đến chất chống oxy hoá và hàm lượng lưu huỳnh hoạt tính sinh học, đặc biệt là allicin và S-allylcystein.
Một số nghiên cứu cho thấy tác dụng tích cực của tỏi đối với huyết áp. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Maturitas năm 2010. Đó là dùng viên nang chứa thành phần của tỏi (960 mg) hàng ngày trong khoảng ba tháng sẽ giúp hạ huyết áp.
Các nghiên cứu khác được công bố trên tạp chí Compliance Blood Pressure Control năm 2014 cho thấy tỏi ngâm có thể được dùng cho bệnh nhân cao huyết áp.
Một tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp được công bố trên tờ BMC Cardiovascular Disorders trong năm 2008 cho thấy rằng việc chuẩn bị tỏi có hiệu quả hơn giả dược trong giảm huyết áp ở bệnh nhân tăng huyết áp.
Trong một số nghiên cứu, bột tỏi được tiêu thụ với liều lượng từ 600 mg đến 900 mg mỗi ngày, trong khi nghiên cứu trung bình kéo dài từ 12 đến 23 tuần. Các nghiên cứu cho thấy tỏi có thể giảm huyết áp tâm thu trung bình 4,6 mmHg. Ngoài ra, ở những người bị tăng huyết áp, tâm trương giảm 7,3 mmHg, trong khi huyết áp tâm thu giảm xuống 8,4 mmHg.
Tác động của tỏi lên huyết áp là gì? Nó tạo ra một số sự giãn nở và giảm kháng mạch máu ngoại biên. Tỏi cũng có chứa một hợp chất là adenosine giúp giãn mạch.
Một số báo cáo cho thấy rằng tác dụng chống cao huyết áp của tỏi có thể liên quan đến khả năng ngăn chặn hệ thống tiêu hóa chuyển chất béo thành cholesterol.
Phương thuốc tự nhiên từ tỏi
Tỏi được tiêu thụ dưới nhiều hình thức, bao gồm cả nguyên liệu, sấy khô và nấu chín. Ngoài ra còn có dầu tỏi, nước tỏi, chiết xuất, và các chất bổ sung từ tỏi. Tỏi phải được nghiền nát, thái lát trước khi nấu để đảm bảo số lượng allicin (một hợp chất "kháng sinh" tự nhiên) tối đa được sản xuất từ tỏi.
Chúng ta hãy cùng liệt kê các loại tỏi bạn có thể sử dụng:
1. Tỏi tươi hoặc tỏi khô
Ăn tỏi sống: Nghiền và nhai tỏi sống sẽ tiết ra một enzyme gọi là alliinase, dẫn đến sự hình thành allicin.
2. Tỏi nấu chín
Tỏi nấu chín: Nấu chín tỏi được cho là sẽ làm giảm allicin từ tỏi vì nhiệt có thể làm giảm hiệu quả của nó.
3. Nước tỏi hoặc dầu
Vì một số người không thể kiểm soát được vị cay của tỏi, họ có thể bị khó chịu bởi mùi và hương vị mạnh. Nước tỏi có thể là giải pháp thay thế tốt hơn.
Để làm nước tỏi rất đươn giản, bạn chỉ cần sử dụng khoảng 10 củ tỏi, bóc vỏ, nghiền nát và chắt qua một lớp màng thực phẩm sau đó đựng nước tỏi vào một chai thủy tinh, lắc đều trước khi sử dụng. Nước tỏi có thể dùng làm gia vị cho một số món ăn như món xào hoặc hầm.
4. Chế phẩm từ tỏi
Các chất bổ sung tỏi có ở nhiều dạng khác nhau, như viên nén, dầu, bột, chiết xuất tỏi già, và allicin tinh khiết. Chế phẩm từ tỏi được xem là tốt hơn so với các hình thức khác vì chúng có chứa một lượng lớn các hợp chất hoạt tính. Các nghiên cứu cho thấy chiết xuất tỏi già hiệu quả và có thể sử dụng được trong điều trị chứng cao huyết áp không kiểm soát được.
Nên dùng tỏi với liều lượng như thế nào?
Khuyến cáo chung cho tỏi tươi là từ 2 g đến 5 g; 2 g đến 5 g cho dầu tỏi; 0,4 g đến 1,2 g đối với bột tỏi khô; 300 mg đến 1000 mg đối với chiết xuất tỏi; và các chế phẩm từ 2 mg đến 5 mg. Tỏi được bảo quản tốt nhất ở nhiệt độ phòng,nên giữ tỏi ở nơi khô ráo để ngăn chặn tỏi nảy mầm.
Trong một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Khoa Dược Pakistan xuất bản năm 2013. Các nhà nghiên cứu cho bệnh nhân cao huyết áp sử dụng các liều khác nhau của tỏi, bao gồm 300 mg, 600 mg, 900 mg, 1.200 mg, và 1.500 mg tỏi hàng ngày.
Tất cả các liều lượng tỏi tương ứng với các loại bệnh nhân cao huyết áp ở giai đoạn khác nhau. Ngoài ra, liều cao điều trị với thời gian điều trị dài hơn. Một cuộc tổng kết có hệ thống cho thấy tỏi đã được chứng minh là hạ huyết áp với bệnh nhân sử dụng 600 mg đến 900 mg tỏi mỗi ngày.
Bạn cũng có thể giảm huyết áp bằng cách dùng từ 0,3 g đến 1,5 g tỏi tươi khô hoặc tươi hàng ngày.
Linh Lee (Theo Doctorshealthpress)