Cụ thể, xuất phát từ đặc thù của đô thị trung tâm, TP.HCM gặp khó khăn về công tác nhân sự. Cụ thể, theo Nghị định 24 thì sở GD&ĐT TP.HCM có 1 giám đốc, 4 phó giám đốc nhưng theo Thông tư liên lịch 11/2015 giữa bộ GD&ĐT, bộ Nội vụ quy định chỉ có 3 phó giám đốc.
Trong khi đó, TP.HCM hiện có gần 1,6 triệu học sinh các cấp, là áp lực rất lớn với đội ngũ quản lý nhân sự hiện nay.
Từ đó, TP.HCM. đề nghị sớm điều chỉnh Thông tư liên tịch 11/2015/TTLT-BGDĐT-BNV giữa bộ GD&ĐT và bộ Nội vụ quy định cơ cấu tổ chức, bộ máy của các sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh, thành phố và các phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện,… phù hợp với Luật Chính quyền địa phương.
Bên cạnh đó, TP.HCM cũng đề nghị ban hành các văn bản hướng dẫn, tạo hành lang pháp lý để tiến hành thí điểm mô hình trường tự chủ, nhất là trong lĩnh vực tài chính và nhân sự. Đây là giải pháp hữu hiệu để thực hiện việc tinh giảm biên chế, kêu gọi nguồn lực xã hội hóa tham gia đầu tư, hỗ trợ cho việc phát triển giáo dục.
Cũng theo lãnh đạo TP.HCM, trong thời gian qua, việc tạm dừng tuyển kế toán và y tế trường học gây nhiều khó khăn cho các cơ sở giáo dục. Đây là đội ngũ quan trọng, cần thiết trong các nhà trường.
Bên cạnh đó, bộ G&ĐT nên quan tâm, nghiên cứu bổ sung biên chế đối với giáo viên tư vấn tâm lí và giám thị cho các nhà trường; giúp tăng cường công tác quản lý học sinh, đảm bảo các điều kiện để học sinh phát triển cân bằng trong môi trường an toàn, thân thiện.
Cuối cùng, lãnh đạo TP.HCM cũng đề nghị bộ GD&ĐT quan tâm hơn đến định biên và chế độ, chính sách cho đội ngũ giáo viên tiếng Anh, Tin học cấp tiểu học. Trong thời đại hội nhập và để chuẩn bị triển khai chương trình Giáo dục phổ thông 2018, những giáo viên này hết sức cần thiết.
Việc chưa có định biên hay chế độ tính tiết nghĩa vụ 23 tiết/tuần đối với giáo viên tiếng Anh cấp tiểu học sẽ không thể thu hút được những thầy cô giáo giỏi.