TP.HCM: Tiếp tục kiểm kê phát thải khí nhà kính

TP.HCM: Tiếp tục kiểm kê phát thải khí nhà kính

Uông Hải Yến

Uông Hải Yến

Thứ 6, 17/11/2017 16:27

Năm 2018, TP.HCM sẽ triển khai kiểm kê phát thải khí nhà kính trên địa bàn TP năm 2016 để có số liệu triển khai giải pháp giảm thiểu (KNK) trong thời gian tới.

Trước đó, cuối tháng 10/2017, nộ TN&MT, UBND TP.HCM và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) - Văn phòng Việt Nam đã tổ chức Hội thảo cuối kỳ nhằm tổng kết hợp phần của Dự án hợp tác kỹ thuật "Hỗ trợ việc lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động giảm thiểu phù hợp với điều kiện quốc gia theo phương thức giám sát, báo cáo, thẩm định (MRV)" (gọi tắt là Dự án SPI- NAMA).

Dự án SPI-NAMA nhằm xây dựng, thực hiện và phổ biến các chính sách, công cụ quản lý Nhà nước cấp Trung ương và địa phương đối với các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính(KNK) bao gồm: Hệ thống Đo đạc - Báo cáo - Thẩm định (MRV) và kiểm kê KNK.

Thông qua dự án này, đây là lần đầu tiên TP.HCM được kiểm kê KNK. Tính đến thời điểm này, TP.HCM là một trong 5 thành phố kiểm kê đầy đủ 5 nguồn phát thải gây hiện tượng KNK; 16 thành phố kiểm kê được 3 nguồn phát thải.

Kết nối- Chính sách - TP.HCM: Tiếp tục kiểm kê phát thải khí nhà kính

TP.HCM phát thải 38,5 triệu tấn CO2 (ảnh minh họa)

Theo kết quả nghiên cứu của JICA, TP.HCM phát thải KNK trong năm 2013 tương đương với tổng lượng phát thải của toàn nước New Zealand, gần bằng một nửa lượng phát thải của thành phố Tokyo (Nhật Bản). Cụ thể, lượng phát thải khí nhà kính đo được ở TP.HCM khoảng 38,5 triệu tấn CO2, chiếm khoảng 15% của cả nước, trong khi TP chỉ chiếm 9% dân số. Đồng thời, lượng phát thải KNK của TP.HCM đang dẫn đầu và cao hơn nhiều lần so với các thành phố khác trong mạng lưới C40 - nhóm 91 thành phố lớn chịu nhiều tác động của biến đổi khí hậu.

Theo JICA, có đến 46% lượng phát thải là do việc sử dụng năng lượng từ các nguồn cố định như: các tòa nhà (dân cư, thương mại, hành chính và cơ sở hạ tầng), sản xuất công nghiệp và xây dựng, nông lâm nghiệp và thủy sản, phát tán từ dầu và khí thiên nhiên; các hoạt động giao thông chiếm 45%, chất thải chiếm 6%, 3% còn lại đến từ các nguồn khác.

Kết nối- Chính sách - TP.HCM: Tiếp tục kiểm kê phát thải khí nhà kính (Hình 2).

Các hoạt động giao thông chiếm 45% tổng lượng phát thải KNK

(ảnh minh họa)

Cũng theo JICA, TP.HCM cần tiếp tục kiểm kê KNK, việc này sẽ giúp định lượng cụ thể các nguồn gây phát thải KNK và dự báo được lượng phát thải trong tương lai. Từ đó, TP.HCM có thể thiết lập mục tiêu, xây dựng chính sách giảm phát thải hiệu quả.

Ông Hà Minh Châu, Phó Chánh Văn phòng biến đổi khí hậu TP.HCM cho biết: Trên cơ sở đó, sở TN&MT đã đề nghị UBND TP đồng ý thực hiện kế hoạch thống kê số liệu phát thải KNK của TP.HCM trong năm 2016, công việc này sẽ được thực hiện trong năm 2018; đồng thời, thời gian tới TP.HCM sẽ liên tục triển khai kiểm kê KNK 2 năm một lần vào những năm chẵn. Đơn vị chủ trì thực hiện nhiệm vụ này là sở TN&MT và Văn phòng Biến đổi khí hậu TP.HCM.

Những năm gần đây, TP.HCM là một trong những thành phố trên thế giới bị ảnh hưởng nặng nề do tác động của biến đổi khí hậu. Đồng thời, TP.HCM là trung tâm kinh tế của cả nước, với các hoạt động sản xuất công nghiệp, thương mại, giao thông nhộn nhịp nên cũng là nơi phát thải KNK nhiều nhất cả nước.

Vì vậy, trong thời gian qua, TP.HCM đã triển khai nhiều giải pháp để thích ứng, giảm thiểu tác động của tình trạng biến đổi khí hậu; đồng thời từng bước kiểm soát được KNK như: Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH được phê duyệt và thực hiện hàng năm; Kế hoạch tăng trưởng Xanh với những giải pháp và chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, ứng dụng các công nghệ sản xuất sạch, thân thiện với môi trường…

Theo Nguyễn Thanh (báo Tài nguyên & Môi trường)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.