'Trâu điên' húc người trọng thương, ai phải bồi thường thiệt hại?

'Trâu điên' húc người trọng thương, ai phải bồi thường thiệt hại?

Thứ 5, 12/01/2017 10:09

Sau khi bị "trâu điên" húc, nhiều người trọng thương phải nhập viện. Do đó chủ con trâu sẽ phải chịu mọi chi phí hợp lý để bồi thường cho các nạn nhân trên do bị xâm hại về sức khỏe.

Bạn đọc hỏi: Chiều 9/1 vừa qua, tại khu vực xã Long Thành Bắc, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh vừa xảy ra vụ việc nghiêm trọng “trâu điên” húc khiến 6 người bị thương nặng. Trong trường hợp này, mặc dù ngoài mong muốn nhưng ai phải chịu chi phí bồi thường cho những người bị thương? (Hòa Hiệp, Tây Ninh).

Tư vấn - 'Trâu điên' húc người trọng thương, ai phải bồi thường thiệt hại?

 Cảnh sát được huy động để khống chế trâu điên.

Trả lời: Luật gia Phan Trung Dũng (Đại học Huế) có ý kiến trả lời thắc mắc của bạn như sau:

Theo quy định tại Điều 603 Bộ luật Dân sự 2015 về bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra thì:

“1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

3. Trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường; khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng súc vật có lỗi trong việc để súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

4. Trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội”.

Trong trường hợp này, chủ sở hữu của con trâu sẽ phải bồi thường thiệt hại do xúc vật của mình gây ra tương ứng với thiệt hại thực tế.

Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó đã gánh chịu.

Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá 50 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

P.V

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.