Trung tướng, nhà văn Hữu Ước nói gì về sách ‘Tôi PR cho PR’?

Trung tướng, nhà văn Hữu Ước nói gì về sách ‘Tôi PR cho PR’?

Chủ nhật, 01/12/2013 11:13

“Tôi PR cho PR” của tác giả Di Li vừa được phát hành và công ty sách Phương Đông đã phối hợp với Trung tâm Văn hóa và Thương hiệu Ý tổ chức buổi họp báo và workshop PR tại Casa Italia, Hà Nội. Nhân sự kiện này Trung tướng, nhà văn Hữu Ước đã có vài lời nhận xét về cuốn sách.

PR, theo tôi hiểu đây là mối quan hệ công chúng, là quá trình truyền thông để công chúng có những hiểu biết đầy đủ về đối tượng được PR. Khi đọc cuốn sách “Tôi PR cho PR” của Di Li, tôi rất ngạc nhiên và bất ngờ. Bởi lẽ thường là các nhà văn Việt Nam chỉ quan tâm tới sức nặng giá trị của chữ nghĩa mà không mấy quan tâm tới quan hệ và quảng bá tác phẩm của mình đến với công chúng.

Với nhà văn Di Li thì tôi ngạc nhiên bởi nhiều lẽ. Tôi cứ nghĩ chị là một nhà văn nữ xinh đẹp, có nhiều ngoại ngữ, lại đi giảng dạy, viết được nhiều tác phẩm với nhiều thể loại, kể cả trinh thám thì thế là quá đủ rồi, cần gì phải sang cả lĩnh vực viết về quan hệ công chúng nữa. Hiện nay, thực tế quan hệ công chúng hay việc quảng bá hình ảnh, thương hiệu, sự kiện của một cá nhân hay một đơn vị ở Việt Nam đều tự phát và lộn xộn, mỗi người hiểu theo một cách và có cách PR khác nhau. Công chúng thì hiểu PR là “quảng cáo”, “làm hàng”, “đánh bóng”. Vậy mà Di Li lại đi vào cánh rừng rậm mà không một ai chỉ đường ra. Thật là liều lĩnh.

Truyền thông - Trung tướng, nhà văn Hữu Ước nói gì về sách ‘Tôi PR cho PR’?Trung tướng, nhà văn Hữu Ước trong buổi ra mắt sách "Tôi PR cho PR" của nhà văn Di Li

-> Sách hay cho nhà báo

“Tôi PR cho PR” thuyết phục ở chỗ tác giả đã rất từ tốn thuyết phục người đọc bằng thực tiễn mà tác giả đã thấy ở các sự kiện PR có dấu ấn trên thế giới và nhất là ở Việt Nam trong thời gian qua, kể cả tốt xấu, thành công hay thất bại, để đưa ra quan điểm có tính thuyết phục rất khoa học mà nhẹ nhàng, phải chăng vì chị cũng là một nhà văn, và là một nhà văn nữ mới có giọng điệu ngọt ngào như vậy.

Khi đọc “Tôi PR cho PR”, tôi thấy lạ ở vấn đề: Kiến thức, sự công phu, chịu nghe, chịu xem, chịu nghiên cứu có tính phản biện. Đứng trước một sự kiện mà xã hội quan tâm, chị không đón nhận theo tiếng vỗ tay của công chúng, của dư luận hay truyền thông mà thường lật lại vấn đề theo chiều hướng phản biện để đưa ra chân lý đúng hay sai, thành công hay thất bại, và đưa lên bàn cân thắng hay thua, thua nhiều hay thắng nhiều trước sự kiện PR của một chủ thể. Thành công của cuốn sách chính là ở chỗ này.

Cuốn sách này của Di Li rất thành công và bổ ích cho không chỉ những người làm quản lý nhà nước hay kinh doanh, hay muốn làm PR cho bất cứ một lĩnh vực, một sự kiện, một con người cụ thể nào mà nó còn giúp ta điều tiết cuộc sống sao cho hoàn thiện và cả việc hướng tới một hướng đi đúng cho sự nghiệp nếu bạn muốn thành công. Vì theo tôi đây không chỉ là một tác phẩm khoa học bàn về PR mà còn là một tác phẩm văn học với đầy đủ thiên chức của văn học. Có chăng nếu gọi là thiếu khuyết trong tác phẩm này chính là nhà văn Di Li chưa biết PR cho mình một cách hoành tráng mà nhiều khi trong cuộc sống và kể cả trong tác phẩm, chị đã bực bội những điều không đáng có, mặc dù chị đang dạy người ta.

Để kết thúc quan điểm của tôi về cuốn sách này, tôi xin trích một câu trong “Tôi PR cho PR” của nhà văn nữ trẻ, một nhà tâm lý học và nhà khoa học PR như sau: “Tất cả những người khôn ngoan và tỉnh táo đều phải hiểu rằng: Báo chí và công chúng không phải và không bao giờ là người bạn thân thiết của ta, nhưng hãy ứng xử với họ như những người bạn bằng sự cẩn trọng, tôn trọng và tấm lòng chân thành”.

Trung tướng, nhà văn Hữu Ước

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.