Người phụ nữ họ Lưu, 75 tuổi, sống với gia đình ở thành phố Thâm Quyến rất thích ăn đào. Bà có thể ăn mọi thứ được làm từ trái đào như: Bánh đào, chè đào, siro và nước đào.
Sáng 9/10 vừa qua, bà Lưu có đi chợ mua đào về làm vữa tráng miệng. Vì chủ quan nên bà chỉ lấy khăn lau và không sục rửa như hàng ngày.
Sau 30 phút, bà Lưu ngứa khắp khoang miệng, bà bắt đầu bị đau ngực dữ dội, khó thở, sùi bọt mép và bất tỉnh.
Khi tỉnh dậy, bà Lưu nhận thấy mình đang nằm trên giường bệnh ở bệnh viện Nhân dân Thâm Quyến.
Các bác sĩ thông báo ông đã lên cơn đau tim do dị ứng và sau đó bà Lưu lại ngất.
Các kiểm tra sau đó xác định nguyên nhân khiến bà Lưu đột quỵ nghi ngờ do ngộ độc hóa chất bảo quản, thứ hai có thể do độc tố vi khuẩn trong trái đào (nguyên nhân này ít căn cứ hơn).
Sau vài ngày điều trị, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân đã được cải thiện.
Người nhà đã đưa bà Lưu đến bệnh viện ngay sau khi bất tỉnh là lựa chọn rất đúng. Vì nếu không, dị ứng mạnh dẫn đến cơn đau tim đã có thể khiến bà tử vong. Bà Lưu đã trải qua ca phẫu thuật khẩn cấp và sức khỏe hiện đang dần bình phục.
Một trái đào trung bình (147 g) cung cấp khoảng 50 calories, 0,5g chất béo, không chứa cholesterol và muối, 15g carbohydrate, 13g đường, 2g chất xơ và 1g protein. Loại quả này có thể cung cấp được 6% nhu cầu vitamin A và 15% nhu cầu vitamin C.
Đào cũng là nguồn cung cấp vitamin E, vitamin K, vitamin B3, folate, sắt, choline, kali, magie, phospho, kẽm và đồng rất tốt cho cơ thể.
Tuy nhiên, các bác sĩ cũng khuyến cáo, vì có tính nóng nên nếu ăn nhiều đào, bà bầu dễ bị xuất huyết. Vì vậy, với số lượng mỗi tuần ăn khoảng 2-3 quả đào không gây hại gì cho cả mẹ và bé.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo: Người bị tiểu đường nên hạn chế ăn đào. Vì trong quả đào chứa một lượng lớn đường. Cứ 100g đào thì có tới khoảng 7g đường. Vì vậy, người mắc chứng tiểu đường nếu ăn nhiều đào sẽ khiến tình trạng của bệnh càng xấu hơn.
Trang Dung (Nguồn Oddity Central)