Đặng Lê Nguyên Vũ – ông vua café Việt – tuổi thơ bẻ ngô, chăn lợn
Llà một doanh nhân nổi tiếng ở Việt Nam, Đặng Lê Nguyên Vũ là người sáng lập, chủ tịch kiêm tổng giám đốc Tập đoàn cà phê Trung Nguyên. Anh là một trong 2 người từng được Forbes vinh danh.
Anh sinh ngày 10/02/1971 tại huyện Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hoà trong một gia đình nông dân nghèo. Năm 1979, gia đình anh chuyển đến sinh sống ở huyện miền núi M’drak, tỉnh Đắk Lắk.
Năm 1981, bố anh gặp trọng bệnh, gia cảnh sa sút, hình thành ý chí làm giàu trong anh. Anh từng tâm sự: “Tôi không bao giờ quên được cái ngày tăm tối đó, khi bố tôi đổ bệnh nặng mà chạy vạy khắp trong dòng tộc không làm sao kiếm đủ 2 triệu đồng cho ông chữa bệnh!”.
Tuổi thơ thời đi học của anh là những ngày bẻ ngô, chăm lợn và giúp mẹ đóng gạch, lội bộ trên con đường đất đỏ dài 15km trong suốt chín năm, ngày nắng cũng như mưa. Niềm vui trên con đường dài đến trường và về nhà là khi đi ngang qua trạm thuế vụ, thỉnh thoảng có được quả chuối chín hoặc vài củ khoai lang ăn sống của những người buôn bán tốt bụng cho.
Anh là một học sinh giỏi. Năm 1990, anh thi đậu trường Đại học Y Tây Nguyên. Mẹ anh đã phải bán đi nhiều tạ lúa và nhiều thứ khác trong nhà để anh lên Buôn Ma Thuột nhập học. Vừa đi học, anh vừa đi làm thêm kiếm sống.
Khi đang học năm thứ ba, anh chợt nhận ra mình không muốn trở thành một bác sĩ. Anh đã bỏ học lên nhà ông chú trên Sài Gòn, rồi bị ông chú ném trả về Đắk Lắk bằng chiếc vé máy bay kèm câu nói “học xong đi đã”. Ngồi trên máy bay, cậu sinh viên họ Đặng có một ước mơ bay cao trên bầu trời, hôm nay, ước mơ ấy đã khác. Đó là giấc mơ về “Mô hình cụm ngành cà phê quốc gia và Mô hình nông thôn tích hợp liên hoàn” tại nhà máy cà phê Trung Nguyên ở Đắk Lắk.
Năm 1996, anh cùng với sự hợp tác ban đầu của 3 người bạn, lập nên "Hãng Cà phê Trung Nguyên", bấy giờ chỉ là một cơ sở rang xay với diện tích vài m2 và chiếc máy rang cà phê thủ công cũ kỹ, một quán cà phê nhỏ ở Buôn Mê Thuột và công việc giao cà phê rang xay cho các quán khác. Ngày ngày, Vũ kỳ cạch giao cafe bằng xe đạp, rồi sau đó mới đổi sang xe máy.
Năm 1998, hãng cà phê của ông Trung Nguyên lần đầu tiên mở quán cà phê ở Thành phố Hồ Chí Minh, được nhắc đến như là doanh nghiệp đầu tiên kinh doanh mô hình nhượng quyền thương hiệu và bắt đầu xuất hiện các quán cà phê nhượng quyền thương hiệu Trung Nguyên. Với mô hình kinh doanh thành công này, từ năm 2000, thương hiệu Trung Nguyên và cái tên Đặng Lê Nguyên Vũ được nhiều người biết đến.
Bầu Đức – ngày ngày dắt trâu ra đồng, thả ước mơ lên cánh diều
Bầu Đức sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, đông anh em. Mẹ tần tảo làm ruộng nuôi 9 anh em ăn học bằng bữa cơm độn sắn, độn khoai. Cậu bé Đoàn Nguyên Đức ngày ngày dắt trâu ra đồng, thả ước mơ vào bãi ngô xanh và cánh diều no gió. Lúc bấy giờ Đức chỉ có một tâm nguyện duy nhất là có tiền để học, học thật giỏi, đậu đại học và một cái nghề để thoát ra khỏi cuộc sống bần hàn. 10 năm dắt trâu ra đồng, kéo cày, xẻ đất, cái nắng cái gió làm cháy tóc sạm da càng khiến cho Đoàn Nguyên Đức nuôi quyết tâm thoát nghèo.
Lớp 12, năm 1982, cậu khăn gói quả mướp vào TP HCM thi đại học, mang theo khát vọng của cả gia đình và những tham vọng từ thuở ấu thơ. Thế nhưng, con đường học vấn không mở ra trước mắt. Năm ấy, Đức trượt đại học… Không nản lòng, cậu lại vùi đầu vào sách vở. Sáng dắt trâu ra đồng, chiều về tranh thủ học bài. Nhưng dù cố gắng đến mấy, Đức vẫn không thể vào được cổng trường đại học. Như một định mệnh, cả 4 lần đi thi Đức đều không đạt kết quả như ý muốn.
Những năm 80, học vấn được coi là thước đo giá trị con người. Nếu không vào đại học cũng đồng nghĩa ước mơ thoát nghèo của cậu bé Đoàn Nguyên Đức chấm dứt và sẽ phải chấp nhận chôn vùi tuổi trẻ tại quê nhà, với con trâu cái cày, nương rẫy và đại ngàn.
“Sau những cú sốc, đau và thừa nhận mình dốt, tôi đã ngửa mặt lên trời và tự nói với bản thân rằng ngã ở đâu tôi sẽ đứng lên ở đó",bầu Đức nhớ lại. Khi ấy, ông nhớ đến hình ảnh của mẹ, người phụ nữ miền sơn cước tần tảo nuôi 9 anh em Đức ăn học. Và ông chợt nhận ra rằng có nhiều con đường để dẫn đến thành công. "Con đường học vấn không mỉm cười với mình thì nên chọn con đường khác. Mọi con sông đều dẫn ra biển lớn, mọi con đường đều chia ra những lối rẽ riêng”, bầu Đức nói.
Thế rồi, cậu thanh niên 22 tuổi khăn gói quả mướp lên đường mang theo nhiệt huyết của tuổi trẻ và khát vọng làm giàu.Không tiền, không học vấn, con đường đầy mịt mù mở ra trước mắt. Lúc bấy giờ, ông không biết sẽ bắt đầu từ đâu và bằng công việc gì. Ông chỉ nhớ rằng mình đã làm đủ mọi nghề để nuôi sống bản thân, để tích góp kinh nghiệm và cố sáng tạo để tìm lối đi riêng. Và cũng chính vì không đạt được ước nguyện bằng con đường học vấn nên Đức chọn con đường khởi nghiệp riêng không qua trường học mà bằng trường đời.
Sau một thời gian làm thuê,năm 1990, ông tích góp được một khoản tiền đủ để mở một phân xưởng nhỏ chuyên đóng bàn ghế cho học sinh tại quê nhà. Ngày ấy, ông tự tay cưa, bào đục đẽo để làm ra sản phẩm đầu tiên là chiếc bàn cho học sinh. Sau đó ông mở rộng hoạt động kinh doanh sang sản xuất đồ nội thất rồi nhiều lĩnh vực khác để hình thành nên tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai ngày hôm nay.
Lão bà Tư Hường – làm thuê và buôn đủ nghề
Bà Tư Hường là người phụ nữ xuất thân từ nghèo khó ,là con thứ tư trong một gia đình đông anh em. Thủa nhỏ, nhà nghèo, bà đi làm thuê, là đủ nghề từ buôn dầu dừa, đậu phộng, nhuộm đồ, đến máy may, buôn vải, mối rượu… để có tiền lo cho gia đình. Sau khi kết hôn bà sinh nở 12 lần nhưng chỉ nuôi được 10 người con, trong đó có 3 con trai. Làm thuê và buôn bán nhỏ nhưng nhờ năng động, trước ngày đất nước thống nhất, bà tích lũy được một số vốn, cơ sở để khởi nghiệp kinh doanh sau này.
Sau 1975, năm người con bà lần lượt vượt biên sang Malaysia và Hong Kong, sau đó định cư Canada. Năm 1979, những thành viên còn lại chuyển vào thành phố Hồ Chí Minh với tất cả các số vốn tích cóp được nhờ buôn bán ở Bình Định. Với sự thảo sát vốn có, bà mau chóng tạo lập mối quan hệ kinh doanh khắng khít với tổng công ty thủy sản Seaprodex. Vào thời điểm đó, tư nhân không được phép kinh doanh, nên bà tư vấn cho Bình Định thành lập một hợp tác xã mua bán. Bà là người thay mặt công ty này cung ứng thủy sản cho Seaprodex. Cách làm là ứng trước một phần tiền cho ngư dân, sau đó thu mua lại sản phẩm. Những năm 80 của thế kỷ trước, bà Tư còn buôn nhiều mặt hàng, trong đó có trầm hương và gỗ trước khi bị cấm.
Bước ngoặt đột phá trong kinh doanh của bà diễn ra khi đất nước mở cửa, kêu gọi nhà đầu tư nước ngoài. Nắm bắt thời cuộc, bà thành lập công ty, xin cấp giấy phép kinh doanh một số ngành hàng, sau đó bán cho nước ngoài. Bà là một trong những người đi tiên phong trong các thương vụ mua bán công ty.
Nổi bật nhất là thương vụ bà Tư Hường đầu tư dây chuyền nhà máy bia. Vài năm sau, bà bán nhà máy này lại cho tập đoàn San Migiel (Phillipines) với giá 24 triệu đô la Mỹ. Bà tiết lộ riêng mình lãi 5 triệu đô la Mỹ.
Không lâu sau, bà Tư Hường tiếp tục xây dựng nhà máy Sài Gòn Cola (Thủ Đức, TP.HCM) Sát xa lộ Hà Nội, Sau đó, nhà máy này được bán cho tập đoàn Coca-Cola. Với tài đàm phán, bà đã nâng giá chuyển nhượng từ mức 5 triệ USD lên mức 15 triệu đô la Mỹ . Nối tiếp hai phi vụ thành công, bà thu lời triệu đô bằng cách xây dựng và bán nhà máy sản xuất nước tăng lực Lipvitan, cùng nhiều các thương vụ đầu tư vào ngân hàng, BĐS khác.
Chúa đảo Đào Hồng Tuyển – dọn chuồng lợn, bưng bia cho quán nhậu
Sinh năm 1954, ông Đào Hồng Tuyển từng là chiến sĩ trong binh đoàn tàu không số thời chống Mỹ. Rời quân ngũ vào những năm 80 với số tiền trợ cấp xin việc ít ỏi, Đào Hồng Tuyển ở lại TP HCM lập nghiệp. Công việc của ông trong những năm đầu là dọn chuồng lợn, bưng bia tại các quán nhậu. Ông cho biết, nhiều lúc phải lang thang khắp Sài Gòn, ngủ trên vỉa hè, gara ô tô, công viên và trên chính ngoài thềm ngôi nhà tại TP HCM của mình bây giờ. Căn nhà đó, sau khi thành đạt, ông đã quyết định mua lại như một lời nhắc nhở bản thân về một thuở hàn vi.
Thảo Ly (tổng hợp)