Vay 1.600 tỷ làm buýt nhanh Bình Dương - TP.HCM: Cần nghiên cứu kỹ ưu, nhược điểm

Vay 1.600 tỷ làm buýt nhanh Bình Dương - TP.HCM: Cần nghiên cứu kỹ ưu, nhược điểm

Nguyễn Hoàng Yến

Nguyễn Hoàng Yến

Chủ nhật, 18/02/2018 17:43

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa có Báo cáo tiền khả thi dự án Phát triển hạ tầng giao thông và tuyến xe buýt nhanh (BRT) nối thành phố mới Bình Dương - Suối Tiên, trong đó tổng vốn đầu tư khoảng 1.800 tỷ đồng, vốn vay của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) là hơn 1.600 tỷ đồng.

Theo thông tin trên báo Dân Trí, tuyến đường BRT nối thành phố mới Bình Dương nối Suối Tiên có tổng chiều dài 30,8 km, gồm 4 phân đoạn, trong đó sẽ xây 7 cầu vượt.

Tổng vốn đầu tư khoảng 1.827 tỷ đồng, trong đó vốn JICA 1.649 tỷ đồng, vốn đối ứng của tỉnh Bình Dương là 177 tỷ đồng.

Trước đó, tờ Tuổi trẻ cho hay, theo đề xuất của UBND tỉnh Bình Dương, tuyến buýt nhanh nối TP.HCM - Bình Dương chạy dọc tuyến đường Mỹ Phước - Tân Vạn (sẽ được thông xe toàn tuyến trong năm 2017).

Đầu tư - Vay 1.600 tỷ làm buýt nhanh Bình Dương - TP.HCM: Cần nghiên cứu kỹ ưu, nhược điểm

Tuyến BRT tại Hà Nội. (Ảnh minh hoạ).

Lý giải về chi phí đề xuất xây dựng khá cao, UBND tỉnh Bình Dương cho biết ngoài việc mua sắm thiết bị thì dự án này còn xây dựng nhiều cầu vượt tại các vị trí giao cắt lớn trên đường Mỹ Phước - Tân Vạn. Đây là tuyến đường huyết mạch kết nối vùng Đông Nam Bộ và hiện dù mới thông xe một số đoạn nhưng đã có dấu hiệu kẹt xe.

Ngoài ra, dự án còn có một số hạng mục khác nhằm phát triển giao thông công cộng, tạo tiền đề để Bình Dương kết nối với tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên của TP.HCM.

UBND tỉnh Bình Dương cho biết sẽ tự sắp xếp phần vốn đối ứng và sẽ tự trả vốn và lãi trong thời hạn vay từ nguồn cân đối ngân sách của tỉnh.

Tuy nhiên, trong quá trình lấy ý kiến, các bộ ngành đã góp ý. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) đề nghị tỉnh Bình Dương nghiên cứu kỹ ưu nhược điểm của mô hình BRT đang triển khai tại TP.HCM và Hà Nội để đánh giá lại sự cần thiết đầu tư và tính toán hiệu quả đầu tư trong bối cảnh nguồn vốn là nguồn vay nước ngoài.

Được biết làn đường buýt nhanh BRT ở thành phố mới Bình Dương và đoạn đường Phạm Ngọc Thạch (TP.HCM) sẽ dùng chung với các làn xe buýt đưa đón điều hành bởi một doanh nghiệp khác kết nối thành phố mới Bình Dương với Thủ Dầu Một.

Tại đoạn đường Mỹ Phúc - Tân Vạn có làn đường dành riêng cho BRT, làn sát giải phân cách, đường nội bộ trong khu công nghiệp và đoạn quốc lộ 1A thì BRT dùng chung với các phương tiện khác trên cùng làn đường.

Mặt khác, việc bố trí trạm dừng BRT trên lề đường sẽ ảnh hưởng đến tốc độ xe chạy, do đó tuyến BRT về cơ bản không khác so với xe buýt thông thường.

Bộ KH&ĐT đề nghị, khi triển khai giai đoạn nghiên cứu khả thi của dự án cần phải đánh giá chi tiết hiệu quả đầu tư dự án.

Hoàng Yến (t/h)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.