Tích cực ăn - chơi giữa thời “bão giá”.
Thời điểm kinh tế khó khăn, doanh thu sụt giảm, hàng hóa sản phẩm bán chậm chính là lúc các chương trình kích cầu, khuyến mãi… càng xuất hiện nhiều. Nếu biết tận hưởng các ưu đãi này, người tiêu dùng vẫn có thể duy trì được chất lượng sống ở mức cao. Đó là quan điểm của chị Thùy Trang, quản lý bộ phận của một công ty truyền thông tại thành phố Hồ Chí Minh. Chị cho biết: “Có thể, nếu tích cóp tằn tiện, chúng tôi sẽ dành dụm được nhiều tiền hơn. Nhưng như vậy thật lãng phí những năm tháng tuổi trẻ, khi mình có sức khỏe tốt, háo hức trước mọi điều trong cuộc sống. Vì thế, dù mọi người có dè dặt chi tiêu trước các dự báo kinh tế khó khăn cũng như việc giá cả leo thang hàng ngày, gia đình tôi vẫn thu xếp để có nhiều dịp thưởng thức các dịch vụ ăn – chơi – mua sắm, hưởng thụ cuộc sống một cách hợp lý…”.
Chính vì vậy, vừa đi Phú Quốc chưa lâu, gia đình chị lại ngấp nghé chọn tour Singapore cho tháng tới. Một trong những “bí quyết” của vợ chồng anh chị là tận dụng nhanh nhất những chương trình khuyến mại, đặc biệt là các chương trình dành cho chủ thẻ thanh toán như: thẻ debit, thẻ tín dụng, thẻ ATM… bởi các ngân hàng thường “rất mạnh tay” trong hoạt động này. Chị Trang hồ hởi khoe: “Mình săn được vé khứ hồi cho cả nhà đi Singapore giá cực “hot” bằng chương trình khuyến mãi của Techcombank. Chỉ cần lên mạng của Vietnam Airlines, mua vé bằng thẻ tín dụng hay thẻ ATM là được giảm giá ngay 30%”.
Tương tự, từ dịch vụ tour cho đến khách sạn lưu trú, nhà hàng – địa chỉ ẩm thực... đều có nhiều ưu đãi khác nhau, có nơi lên đến 50% giá phòng công bố (như Royal Lotus Saigon – Q1, TP.HCM), hay giảm đến 25% giá tour như công ty Transviet Travel (Q3, TP.HCM) khi khách hàng thanh toán qua thẻ... So với việc chi trả bằng tiền mặt, ích lợi kinh tế cùng sự giản tiện của việc dùng thẻ đã chứng minh những ưu thế hơn hẳn. Tất nhiên, đi kèm việc “tiêu trước trả sau” này, người dùng bao giờ cũng phải có kế hoạch thanh toán để không biến thành “con nợ” dài lâu của ngân hàng.
Tự biến mình thành VIP
“Thông thường, tại các nhà hàng, siêu thị, trung tâm thương mại.. khách hàng phải có hóa đơn thanh toán giá trị cao, tích nhiều điểm mới được làm thẻ VIP để hưởng mức ưu đãi khấu trừ 10% trên hóa đơn thanh toán. Nhưng với thẻ tín dụng, thẻ thanh toán, ai cũng có thể thành VIP ngay từ lần đầu sử dụng dịch vụ hay mua sản phẩm, đó là một điểm khá thu hút các khách hàng cá nhân mở thẻ”, anh Hiếu – chuyên viên cao cấp của một ngân hàng phân tích một khía cạnh nhỏ về sự hấp dẫn của hình thức thanh toán qua thẻ này.
Để minh chứng, anh thao tác trên điện thoại, danh sách các điểm ưu đãi chủ thẻ tín dụng hiện ra rất nhanh với nhiều chỉ mục khác nhau, từ nhà hàng – khách sạn, ẩm thực, thời trang, xa xỉ phẩm cho đến các phòng tập thể thao… Với mức giảm giá từ 10% đến 50% cho các khách hàng thanh toán qua thẻ tín dụng, quả thực không khó để chọn mua một sản phẩm – dịch vụ nào đó với mức giá vô cùng “dễ chịu”.
Với kinh nghiệm dùng thẻ tín dụng của Techcombank, chị Trang cũng có chia sẻ tương tự. Theo chị, khu vực ẩm thực đa phần chiết giảm từ 8-10%, cá biệt có nơi lên đến 25% trên tổng giá trị hóa đơn. Trong khi đó, các cửa hàng thời trang và phụ kiện hàng hiệu có mức ưu đãi “khủng”, thường từ 30 – 50%.
Theo chị, chương trình khuyến mại, ưu đãi này nhằm kích thích khách hàng mua sắm song cũng mang lại nhiều quyền lợi cho các chủ thẻ khiến họ không bao giờ cảm thấy mức phí duy trì thẻ của mình là “phí”.
Theo Khám phá