Việt Nam trong bối cảnh kinh tế toàn cầu và khu vực

Việt Nam trong bối cảnh kinh tế toàn cầu và khu vực

Chủ nhật, 05/05/2013 12:07

Trong xu thế toàn cầu hóa tiếp tục phát triển nhanh, rộng, sâu và một nền kinh tế tri thức đang hình thành, đánh dấu một kỷ nguyên mới của xã hội loài người, chiến lược kinh doanh trở thành vấn đề cấp thiết hơn bất cứ lúc nào khác.

Chuyên gia kinh tế cấp cao Phạm Chi Lan cho rằng: “Nền kinh tế thế giới đầu thế kỷ 21 là nền kinh tế của công nghệ phát triển nhanh, mạnh làm thay đổi cấu trúc kinh tế và phân công lao động giữa các nước. Do đó, các nước đều tìm kiếm chiến lược phát triển, lĩnh vực, đối tác, luật chơi, cách chơi mới”.

Bất động sản - Việt Nam trong bối cảnh kinh tế toàn cầu và khu vực Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan

Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu từ 2008 cũng tạo ra những diễn biến phức tạp cho nền kinh tế toàn cầu và mở ra những thách thức mới cho nền kinh tế thế giới cũng như Việt Nam.

Những thay đổi của nền kinh tế thế giới đã tác động mạnh mẽ đến diện mạo nền kinh tế Việt Nam mà theo bà Phạm Chi Lan thì đó là việc chuyển hướng từ G7 thành G20, từ Tây sang Đông. Giá cả hàng hóa biến động không chắc chắn cùng với những quy chế chặt chẽ hơn về tài chính, vay nợ quốc tế  cũng lần lượt ra đời.

“Châu Á cũng dần khẳng định vai trò của mình trên trường quốc tế khi đóng góp tới 60% vào tăng trưởng toàn cầu và là 4 trong 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới, đồng thời là châu lục chiếm đa số trong tầng lớp trung lưu”, bà Phạm Chi Lan nói.

Cùng với đó, các công ty đa quốc gia (MNCs) chuyển hướng chiến lược sang tâm điểm cạnh tranh mới tạo nên vòng quay nhanh chóng nhưng dễ biến động của nguồn vốn đầu tư. Cơ hội mở ra nhiều nhưng đi kèm với đó là những thách thức mới cho các doanh nghiệp trong khu vực.

Tại hội thảo hôm qua do báo Người đưa tin tài trợ, ở một góc nhìn khác về nền kinh tế khu vực, theo chuyên gia kinh tế Phạm chi Lan, Trung Quốc và Ấn Độ được coi là hai nền kinh tế lớn của khu vực châu Á. Đồng thời trong những diễn biến của nền kinh tế khu vực, các nước cũng đang điều chỉnh chiến lược sau khủng hoảng nhằm thích ứng với bối cảnh mới.

Bất động sản - Việt Nam trong bối cảnh kinh tế toàn cầu và khu vực (Hình 2).

Bà Phạm Chi Lan trong hội thảo do báo Người đưa tin tài trợ ngày hôm qua

Các nước đã đi đến những thỏa thuận, đàm phán FTA giữa các nền kinh tế trong khu vực và các khu vực khác. Ngoài ra ASEAN  và các liên kết khác cũng dần thể hiện vai trò của mình trong thời đại mới.

Đối với Việt Nam, trong thập kỷ qua nền kinh tế nước ta đã không ngừng lớn mạnh và dần khẳng định vị thế trong khu vực ở thời điểm hiện tại và trong tương lai.

Thách thức mới, cơ hội mới và cuộc chơi đang đến hồi gây cấn nhất.

> Tổng giám đốc Tập đoàn Phú Thái nói về phát triển giá trị cốt lõi của doanh nghiệp

Phan An

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.