Vĩnh Phúc trên đường đổi mới toàn diện công tác đào tạo.

Vĩnh Phúc trên đường đổi mới toàn diện công tác đào tạo.

Vương Thị Thảo

Vương Thị Thảo

Thứ 2, 20/11/2017 09:00

Trong 10 đến 20 năm tới, Vĩnh Phúc phát triển toàn diện GD- ĐT theo hướng tiên tiến, hiện đại, chuẩn quốc gia, có yếu tố đạt tầm quốc tế

Xây dựng Vĩnh Phúc thành trung tâm giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực và chất lượng cao của cả nước. Đó là mục tiêu phát triển giáo dục, đào tạo của tỉnh Vĩnh Phúc đã được quy hoạch đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Kết quả nổi bật
Theo báo cáo của sở Giáo dục & đào tạo Vĩnh Phúc, năm học 2016 – 2017 cho thấy, ngành giáo dục và đào tạo của địa phương đã thực hiện tốt công tác rà soát, quy hoạch phân bổ, sắp xếp mạng lưới, quy mô trường lớp các cơ sở giáo dục. Đến nay, mạng lưới giáo dục và quy mô trường lớp tiếp tục ổn định.

Thực hiện tốt việc bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên. Chất lượng phổ cập giáo dục luôn ở mức cao; công tác phân luồng học sinh sau THCS, THPT đạt kết quả tốt. Kỉ cương, nền nếp trong các hoạt động giáo dục được nâng cao, thực hiện đánh giá đúng chất lượng của học sinh, chất lượng công tác giảng dạy của giáo viên. Đồng thời, tích cực đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và nghiên cứu. Khai thác và sử dụng có hiệu quả các phần mềm, thiết bị công nghệ thông tin trong quản lý, chỉ đạo dạy và học.

Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tiếp tục được trang bị đồng bộ, theo hướng chuẩn hóa, đảm bảo yêu cầu phục vụ cho công tác dạy – học đạt chất lượng cao. Chất lượng dạy và học ở các bậc học tiếp tục được nâng lên. Học sinh của tỉnh luôn đạt được thứ hạng cao trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia và các sân chơi trí tuệ. Kỳ thi THPT quốc gia 2017 Vĩnh Phúc là một trong 6 tỉnh có điểm bình quân cao nhất cả nước. Có 139 điểm 10 ở các môn thi, đứng thứ 5 trong cả nước (đứng đầu cả nước về tỷ lệ điểm 10 trên số thí sinh dự thi). Năm học 2016 – 2017, Vĩnh Phúc có 10 học sinh được dự thi vòng 2 chọn đội tuyển thi Olympic quốc tế, trong đó có một học sinh xuất sắc được chọn tham dự Olympic Toán quốc tế đó là em Đỗ Văn Quyết – Học sinh lớp 12 chuyên Toán trường THPT chuyên Vĩnh Phúc tại cuộc thi Olympic Toán quốc tế (IOM) 2017. Cuộc tranh tài này diễn ra ở Rio de Janeiro, Brazil, Quyết đã dành được huy chương Đồng, đem vinh dự về cho mái trường, quê hương, góp phần đưa thành tích của đội tuyển Việt Nam ở IMO 2017 lên một thứ hạng xuất sắc.

Giáo dục - Vĩnh Phúc trên đường đổi mới toàn diện công tác đào tạo.

Đỗ Văn Quyết (bên trái)- giành huy chương Đồng trong kỳ thi Olympic Toán học quốc tế 2017

Tỉnh Vĩnh Phúc đang đẩy mạnh thực hiện CNH-HĐH, phấn đấu để sớm trở thành tỉnh công nghiệp và TP. Vĩnh Phúc giàu mạnh, văn vinh trong tương lai. Do vậy, phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yêu cầu rất bức thiết, trở thành một trong những nhiệm vụ chiến lược vừa có tính cấp bách, vừa có tính lâu dài trong quá trình xây dựng và phát triển của tỉnh. 

Bởi vậy, mỗi cán bộ, nhà giáo đều được đề nghị cần nhận thức đầy đủ nhiệm vụ của mình trước những yêu cầu mới để tiếp tục nỗ lực, phấn đấu nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, khắc phục những tồn tại, hạn chế, đưa sự nghiệp giáo dục đào tạo của tỉnh ngày càng phát triển. Theo đó, các nhà trường sẽ đẩy mạnh phòng trào thi đua “dạy tốt, học tốt”, lấy học sinh làm trung tâm. Chú trọng giáo dục học sinh phát triển toàn diện và đổi mới phương pháp dạy – học theo hướng phát huy năng lực, sở trường của học sinh.

Giáo dục - Vĩnh Phúc trên đường đổi mới toàn diện công tác đào tạo. (Hình 2).

Đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất cơ bản đáp ứng yêu cầu giáo dục

Mặt khác, cùng với công tác sắp xếp tổ chức lại bộ máy tinh gọn và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức, các thủ tục hành chính không cần thiết cũng sẽ được tiếp tục xem xét loại bỏ. Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học trong quản lý, chỉ đạo điều hành và triển khai Chính phủ điện tử ở các sở giáo dục theo hướng đồng bộ, kết nối liên thông. Đổi mới và nâng cao năng lực quản lý nhà nước, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về giáo dục và đào tạo tại các nhà trường.

Nhằm phát huy những thành tích đã đạt được, tăng cường các giải pháp để giữ vững và nâng cao hơn nữa chất lượng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu ở các vùng, miền, các ngành học, bậc học, ngành giáo dục & đào tạo Vĩnh Phúc không ngừng có những giải pháp đột phá, để nâng cao chất lượng mũi nhọn học sinh giỏi quốc gia, khu vực và quốc tế. Sớm phát hiện bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu, tạo điều kiện để các em thể hiện năng lực cá nhân trong học tập, nghiên cứu khoa học; nâng cao hiệu quả công tác giáo dục hướng nghiệp, giúp học sinh có nhận thức rõ về định hướng nghề nghiệp, thực hiện tốt công tác phân luồng, hướng nghiệp dạy nghề để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh.

Giáo dục - Vĩnh Phúc trên đường đổi mới toàn diện công tác đào tạo. (Hình 3).

 

“Mỗi ngày đến trường có một đổi mới”

Triển khai hiệu quả phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học”, các trường học, đơn vị giáo dục trong tỉnh được cổ vũ tiếp tục thực hiện phương châm “Mỗi giờ lên lớp là một bước tiến trong giảng dạy, mỗi ngày đến trường có một đổi mới trong công việc”, duy trì các nhóm “Nhà giáo cùng nhau phát triển”, từ đó tạo cơ hội cho đoàn viên là nhà giáo, người lao động có cơ hội chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi, hỗ trợ thực hiện những giải pháp đổi mới, sáng tạo.

Công đoàn các đơn vị tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo có nội dung góp phần nâng cao năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ, nhà giáo, người lao động, trong đó tập trung tuyên truyền, động viên và tổ chức cho cán bộ, nhà giáo, người lao động báo cáo điển hình, học tập kinh nghiệm từ những cán bộ, nhà giáo, người lao động có giải pháp, cách làm hiệu quả.

Công đoàn các đơn vị lựa chọn các sản phẩm đổi mới, sáng tạo có chất lượng gửi về Công đoàn giáo dục tỉnh để lựa chọn đăng tải trên website của sở Giáo dục & đào tạo Vĩnh Phúc, để các đơn vị có thể chia sẻ, trao đổi, học tập kinh nghiệm.

Thực hiện Đề án 03/ĐA-UBND ngày 30/11/2016 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế huyện Tam Đảo giai đoạn 2016-2020: trên toàn huyện hệ thống trường lớp phát triển ổn định, mở rộng loại hình tư thục đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập của con em nhân dân; chất lượng giáo dục văn hóa được nâng lên, rút ngắn dần khoảng cách với phong trào giáo dục chung toàn tỉnh. Chất lượng đại trà được giữ vững, chất lượng mũi nhọn tiếp tục có tiến bộ trong một số cuộc thi học sinh giỏi cấp tỉnh và cấp quốc gia. Năm học 2016-2017, ngành GD&ĐT huyện Tam Đảo có 10 nội dung thi vươn lên xếp thứ hạng cao hơn một số đơn vị trong tỉnh; đổi mới căn bản công tác thi cử, đảm bảo khách quan, ngiêm túc, cơ bản phản ánh đúng chất lượng giáo dục; đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý tiếp tục được củng cố và phát triển có chuyển biến trong cách nghĩ, cách làm.

Giáo dục - Vĩnh Phúc trên đường đổi mới toàn diện công tác đào tạo. (Hình 4).

Tiết mục tham gia “ Ngày hội tiếng Anh” của trường tiểu học Tam Quang 1 dành cho học sinh tiểu học của huyện Tam Đảo năm học 2016-2017

Hướng mục tiêu phát triển toàn diện

Theo định hướng, phát triển giáo dục, đào tạo của tỉnh sẽ hướng vào mục tiêu phát triển toàn diện con người, tạo lập đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn cao, thể lực và đạo đức tốt, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh trong thời kỳ đẩy nhanh sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập khu vực, quốc tế; tập trung nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo; thường xuyên, kịp thời phát hiện, bồi dưỡng nhân tài; đáp ứng nhu cầu không ngừng học hỏi, trang bị, cập nhật và nâng cao kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp ngày càng cao của nhân dân.

Song song với mục tiêu trên, giáo dục và đào tạo cũng sẽ gắn với phát triển kinh tế-xã hội và đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng chuẩn hóa, tiên tiến và hiện đại phù hợp với yêu cầu hội nhập trong nước và quốc tế. Quy hoạch phát triển giáo dục, đào tạo mang tính chất động, cần kịp thời cập nhật, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch đáp ứng những yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội trong từng thời kỳ.

Để đạt được các mục tiêu trên, giáo dục phổ thông được ngành Giáo dục & đào tạo Vĩnh Phúc coi là nền tảng; đào tạo nhân lực chất lượng cao là khâu đột phá; bồi dưỡng, đào tạo cán bộ, công chức là khâu cơ bản, có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển nhanh, bền vững kinh tế-xã hội của tỉnh. Mở rộng và đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu khoa học – công nghệ, nhất là công nghệ thông tin để đổi mới phương pháp, công cụ dạy và học, đổi mới quản lý giáo dục, đào tạo.

Thực hiện công bằng trong giáo dục, đào tạo, sở Giáo dục & đào tạo tỉnh ưu tiên phát triển giáo dục những địa bàn khó khăn, tạo cơ hội để các nhóm dân cư nghèo được đi học và đào tạo. Đẩy mạnh xã hội hóa trong phát triển giáo dục, đào tạo. Đa dạng hoá và thực hiện lồng ghép các nguồn vốn đầu tư cho giáo dục đào tạo một cách có hiệu quả; khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển giáo dục-đào tạo, nhất là đào tạo nghề. Đồng thời, tăng cường, mở rộng hợp tác, liên kết trong nước và quốc tế để phát triển giáo dục, đào tạo, nhất là các mô hình giáo dục, đào tạo trình độ và chất lượng cao. Liên kết chặt chẽ quy hoạch phát triển giáo dục, đào tạo của tỉnh với quy hoạch hệ thống mạng lưới đào tạo chung của vùng thủ đô Hà Nội, vùng tinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước.
Hà Phương

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.