Vụ 4 bệnh nhi tử vong: Vi khuẩn đa kháng thuốc nguy hiểm như thế nào?

Vụ 4 bệnh nhi tử vong: Vi khuẩn đa kháng thuốc nguy hiểm như thế nào?

Trương Ngân Hà

Trương Ngân Hà

Thứ 6, 24/11/2017 07:18

Acinetobacter là cầu khuẩn gram âm, đang nổi lên là một nhóm sinh vật nghi ngờ gây các bệnh nhiễm khuẩn nguy hiểm ở bệnh viện trên toàn cầu.

Như tin đã đưa, kết quả cấy máu cho thấy trong số các bé sơ sinh chuyển từ bệnh viện Sản nhi Bắc Ninh sau sự cố 4 bé tử vong, có 2 bé đang điều trị tại bệnh viện Nhi Trung ương nhiễm vi khuẩn kháng thuốc và 1 bé đang điều trị tại bệnh viện Bạch Mai nhiễm vi khuẩn đa kháng thuốc.

Các bệnh - Vụ 4 bệnh nhi tử vong: Vi khuẩn đa kháng thuốc nguy hiểm như thế nào?

Bệnh nhi nhiễm vi khuẩn đa kháng thuốc đang được điều trị tại bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: VnExpress.

Cụ thể theo VnExpress, vi khuẩn đa kháng thuốc đó có tên Acinetobacter. Đây là cầu khuẩn gram âm, đang nổi lên là một nhóm sinh vật nghi ngờ gây các bệnh nhiễm khuẩn quan trọng ở bệnh viện trên toàn cầu.

Các sinh vật này có khả năng tích lũy những cơ chế kháng thuốc, dẫn đến xuất hiện các chủng kháng mọi loại kháng sinh hiện có. Sự hiện diện của vi khuẩn kháng thuốc này khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn và tỷ lệ tử vong cao hơn so với các chủng nhạy cảm khác.

Trong khi đó, báo Sức khỏe & Đời sống dẫn theo Live Science, nhóm Acinetobacter thường được tìm thấy trong đất và nước, có rất nhiều loại và tất cả đều có thể gây bệnh cho người. Được biết, Acinetobacter baumannii chiếm khoảng 80% các ca nhiễm được báo cáo. 

Các bệnh - Vụ 4 bệnh nhi tử vong: Vi khuẩn đa kháng thuốc nguy hiểm như thế nào? (Hình 2).

Siêu vi khuẩn Acinetobacter baumannii. Nguồn ảnh: Internet.

Hồi đầu năm nay, tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố danh sách các siêu khuẩn có nguy cơ đe dọa đến sức khỏe con người để cảnh báo về tình trạng kháng thuốc nghiêm trọng đang diễn ra.

Danh sách gồm 12 loại vi khuẩn đã phát triển khả năng đề kháng với các loại thuốc dùng trong điều trị các bệnh lây nhiễm thông thường, được chia thành ba loại xếp theo mức độ nguy hiểm: Trầm trọng, cao và trung bình.

Trong đó, Acinetobacter baumannii đứng đầu danh sách, nằm trong nhóm siêu vi khuẩn kháng với kháng sinh carbapenems, loại kháng sinh đôi khi được coi là "lựa chọn cuối cùng" bởi nếu thuốc không còn tác dụng điều trị thì rất ít kháng sinh khác có thể chữa được bệnh.

Loại 1: TRẦM TRỌNG

1.Acinetobacter baumannii, kháng carbapenem

2.Pseudomonas aeruginosa, kháng carbapenem

3.Enterobacteriaceae, kháng carbapenem

Loại 2: CAO

1.Enterococcus faecium, kháng vancomycin

2.Staphylococcus aureus, kháng methicillin, vancomycin trung gian

3.Helicobacter pylori, kháng clarithromycin

4.Campylobacterspp., kháng fluoroquinolon

5.salmonellae, kháng fluoroquinolon

6.Neisseria gonorrhoeae, kháng cephalosporin và fluoroquinolone

Loại 3: TRUNG BÌNH

1.Streptococcus pneumoniae, kháng penicillin

2.Haemophilus influenzae kháng ampicillin

3.Shigellaspp., kháng Fluoroquinolon

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật Mỹ (CDC) cho hay, Acinetobacter baumannii có thể gây ra bệnh viêm phổi, nhiễm trùng máu nghiêm trọng và các bệnh khác. Vi khuẩn gây bệnh chủ yếu ở bệnh nhân nằm viện, lây lan qua tiếp xúc giữa người với người hoặc với bề mặt bị ô nhiễm. Mặc dù mầm bệnh không gây ra mối đe dọa lớn đối với người khỏe mạnh, nhưng nó rất nguy hiểm đối với các bệnh nhân bị các hệ thống miễn dịch bị suy giảm hoặc các bệnh mạn tính.

Ngoài ra theo WHO, những siêu khuẩn kể trên đã cướp đi sinh mạng của 700.000 người mỗi năm. Nếu tình trạng này vẫn tiếp tục diễn tiến, các chuyên gia dự đoán: Trước năm 2050, số người thiệt mạng sẽ tăng lên 10 triệu người mỗi năm.

Việt Nam là nước có tỷ lệ vi khuẩn kháng kháng sinh cao nhất thế giới. Các trường hợp nhiễm khuẩn nặng và đa kháng thường gặp trong bệnh viện, đặc biệt là khoa Điều trị tích cực và Cấp cứu.

Ngân Hà (tổng hợp)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.