Vụ bê bối thịt ngựa lan sang châu Á

Vụ bê bối thịt ngựa lan sang châu Á

Thứ 5, 21/02/2013 20:45

Vụ bê bối thịt ngựa ở châu Âu ngày 20-2 đã lan sang châu Á khi một thương hiệu bánh nướng thịt nhập khẩu bị rút khỏi các kệ bán hàng ở Hong Kong và CH Czech.

Các quan chức yêu cầu ngưng bán các sản phẩm thịt đông lạnh dán nhãn “thịt bò”.

Hàng loạt hãng lớn đã bị kéo vào vòng xoáy vụ bê bối, bao gồm Nestle - công ty thực phẩm lớn nhất thế giới, nhà sản xuất thịt bò hàng đầu JBS của Brazil và chuỗi siêu thị Anh Tesco.

Theo AFP, nhà chức trách Hong Kong đã yêu cầu ParknShop, một trong những chuỗi siêu thị lớn nhất thành phố, rút tất cả các bánh nướng nhân thịt của nhà sản xuất thức ăn đông lạnh khổng lồ Findus, một trong những công ty ở tâm điểm vụ bê bối. Các sản phẩm này được nhập khẩu từ Anh và được sản xuất ở công ty Pháp Comigel.

Tiêu điểm - Vụ bê bối thịt ngựa lan sang châu Á

Một kệ hàng thịt bò cam kết “không có thịt ngựa” ở một siêu thị miền trung nước Anh - Ảnh: Reuters

Trung tâm an toàn thực phẩm Hong Kong nói sản phẩm này “có thể đã bị pha thịt ngựa chưa được kiểm dịch thú y”. “Sản phẩm được rút ra khỏi các quầy hàng của chúng tôi vào tuần trước sau chỉ thị từ chính quyền”, AFP dẫn lời một người phát ngôn ParknShop. Chuỗi siêu thị thuộc sở hữu của nhà tài phiệt Li Ka Shing này có khoảng 280 cửa hàng ở Hong Kong và Macau.

Tại châu Âu, CH Czech là nước mới nhất dính vào vụ bê bối, khi các thanh tra thực phẩm buộc Tesco rút các sản phẩm bánh nướng nhân thịt bò thương hiệu Nowaco khỏi kệ do phát hiện có thịt ngựa trong bánh. Cơ quan thanh tra nông nghiệp và thực phẩm Czech thông báo họ phát hiện ADN của ngựa trong hai mẫu đồ ăn của Nowaco sản xuất tại Công ty Tavola ở Luxembourg.

Các siêu thị ở Bỉ, Anh, Đan Mạch, Ireland, Phần Lan, Pháp, Áo, Na Uy, Hà Lan, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Thụy Điển và Slovenia trước đó cũng đã có động thái tương tự. Nhà chức trách Czech nói bán thịt ngựa cho người ăn là hợp pháp ở nước này, nhưng nếu không nêu rõ thành phần trong thực phẩm, những người chịu trách nhiệm có thể phải lãnh khoản phạt lên tới 3 triệu koruna (hơn 157.000 USD).

Theo Tuoitre.vn

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.