Xây dựng văn hóa học đường là nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục

Xây dựng văn hóa học đường là nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục

Nguyễn Hoa Trà

Nguyễn Hoa Trà

Thứ 2, 22/08/2022 19:35

Để học sinh phát triển toàn diện, ngoài kiến thức cũng cần rèn luyện cho các em về lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc.

Hôm nay (22/8), hội nghị đẩy mạnh công tác xây dựng văn hóa học đường được Bộ GD&ĐT phối hợp với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với 64 điểm cầu trong cả nước. Hoạt động nhằm triển khai một số nội dung Chỉ thị 08 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng văn hóa học đường.

Tại đây, các đại biểu đã thảo luận về thực tế triển khai công tác văn hóa học đường tại địa phương, đơn vị, trong đó có những hạn chế liên quan đến sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội và các tổ chức đoàn thể thiếu chặt chẽ; nội dung, hình thức hoạt động văn hóa học đường thiếu hấp dẫn; một bộ phận học sinh, sinh viên, nhà giáo có biểu hiện lệch chuẩn về đạo đức…

Để giải quyết những hạn chế này, các đại biểu đề xuất cần chú trọng hoàn thiện các quy định về quy tắc ứng xử, chuẩn nghề nghiệp của nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; tăng cường cuộc vận động “Thiếu niên nhi đồng thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy”; phát huy vai trò nêu gương của thầy, cô giáo ở trường học và cha, mẹ, ông, bà trong gia đình…

Trong phần phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đánh giá: “Xây dựng và phát triển văn hoá học đường phải được coi là một trong những nhiệm vụ lớn, trọng tâm và quan trọng của toàn ngành giáo dục, tại mỗi địa phương và ở từng cơ sở giáo dục, đào tạo. Ở đó, con người phải là trung tâm và phát triển con người phải được quán xuyến trong tất cả các hoạt động của nhà trường”.

Hiện nay, ngành giáo dục đang triển khai thực hiện chương trình GDPT mới, tập trung phát triển phẩm chất và năng lực của người học, lấy việc dạy người làm nội dung trọng tâm.

Giáo dục - Xây dựng văn hóa học đường là nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục

Hội nghị có sự góp mặt của các địa phương trên cả nước.

“Đây là giải pháp toàn diện để củng cố, gia tăng tố chất văn hóa và phát triển con người. Trong đó, văn hoá học đường là môi trường quan trọng để rèn luyện nhân cách và giáo dục người học trở thành những con người phát triển toàn diện đức - trí - thể - mỹ, có lòng yêu nước, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc, có ý thức và trách nhiệm cao với đất nước, với gia đình và cộng đồng”, Bộ trưởng bày tỏ.

Với vai trò quản lý nhà nước, Bộ GD&ĐT đã và đang tích cực tham mưu chính sách cho Chính phủ và trực tiếp ban hành nhiều chính sách nhằm từng bước thực hiện tốt công tác văn hóa học đường, hướng tới giải quyết các vấn đề về hệ giá trị và các nguyên tắc ứng xử căn bản trong học đường một cách lâu dài.

Văn hóa học đường là nền tảng của chất lượng giáo dục

Cũng tại hội nghị, ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội khẳng định đây là một trong những hoạt động rất quan trong, rất có ý nghĩa, Đảng, Nhà nước, nhà trường, gia đình, xã hội đang mong đợi những kết quả ngay trong thời gian tới.

Nhấn mạnh văn hóa học đường là nền tảng để thúc đẩy, nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển nguồn nhân lực, vì sự phát triển văn hóa, con người, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp đổi mới và xu thế hội nhập quốc tế. Xây dựng văn hóa học đường là một nội dung quan trọng để thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Ông Trần Thanh Mẫn cũng ghi nhận, đánh giá cao thời gian qua, Bộ GD&ĐT tạo xác định văn hóa học đường là một môi trường quan trọng để rèn luyện nhân cách và giáo dục thế hệ trẻ phát triển toàn diện đức - trí  - thể - mỹ.

“Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy công tác chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, xử lý vi phạm chưa thật sự sát sao, quyết liệt. Sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội chưa chặt chẽ; vai trò của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường chưa được phát huy đầy đủ”, ông Mẫn đánh giá.

Giáo dục - Xây dựng văn hóa học đường là nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục (Hình 2).

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định vai trò của việc xây dựng văn hóa học đường.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị thời gian tới, ngành giáo dục tập trung thực hiện tốt 6 nội dung trọng tâm sau như tiếp tục quán triệt, nhận thức sâu sắc về ý nghĩa, vai trò quan trọng của xây dựng văn hoá học đường và kiên trì tổ chức thực hiện, phấn đấu đạt các mục tiêu đề ra; Hoàn thiện các quy định pháp luật.

Chú trọng gắn việc xây dựng và tổ chức thực hiện văn hoá học đường với việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục nói chung và tổ chức thực hiện đổi mới chương trình giáo dục nói riêng.

Phát huy vai trò quan trọng của nhà trường trong tạo dựng các giá trị văn hóa và thiết lập, củng cố, hoàn thiện các nguyên tắc ứng xử.

Bên cạnh đó cần huy động các nguồn lực đầu tư nhằm hoàn thiện, bảo đảm các thiết chế văn hóa trong nhà trường như thư viện, nhà văn hóa, sân vận động,

Đặc biệt, Bộ GD&ĐT cần phát huy tốt vai trò chủ trì tham mưu, phối hợp, huy động sự tham gia của toàn hệ thống chính trị, trong đó cần phát huy vai trò của các đoàn thể, Hội Khuyến học trong xây dựng văn hóa học đường.

Chỉ thị 08 đã khẳng định: Văn hóa học đường là một môi trường quan trọng để rèn luyện nhân cách và giáo dục thế hệ trẻ thành những con người phát triển toàn diện đức - trí - thể - mỹ, có lòng yêu nước, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc, có ý thức và trách nhiệm với đất nước, cộng đồng, gia đình và bản thân.
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.