Theo các chuyên gia dinh dưỡng, một bữa sáng đạt chuẩn là một bữa ăn phải có đủ các thành phần gồm chất đạm, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Hơn nữa, xôi chứa một lượng calo khá cao. Chẳng hạn như, các loại xôi nấu từ gạo nếp, kết hợp thêm với các loại đậu, dừa nạo, vừng… cung cấp tới 600 calo/đĩa xôi (trong khi 1 bát phở chỉ chứa 400 calo).
Bên cạnh đó, còn có các loại xôi thịt, xôi trứng sẽ cung cấp thêm cả một lượng đạm và protein cho cơ thể. Mặt khác, xôi được gọi là “thực phẩm sạch”, bởi nó không có hóa chất như: bún, miến, phở…
Mặc dù xôi có nhiều lợi ích tuy nhiên theo các chuyên gia dinh dưỡng gạo nếp chứa nhiều dinh dưỡng nên có nhiều người không thể ăn được gạo nếp.
Những người thừa cân, béo phì: Những nhóm người này cần hạn chế ăn xôi. Do gạo nếp có hàm lượng tinh bột và năng lượng tương đương với cơm trắng, đặc biệt nếu bạn thường thích ăn xôi cùng các loại thức ăn kèm theo như trứng, thịt, xúc xích… thì sẽ càng khiến tình trạng béo phì gia tăng. Do đó, những người thừa cân, béo phì nên hạn chế ăn xôi.
Người mắc bệnh tiểu đường: Gạo nếp sau khi vào dạ dày sẽ nhanh chóng được hấp thụ và chất chứa trong đó là tinh bột, nếu người bệnh tiểu đường ăn quá nhiều thì đường huyết sau bữa ăn sẽ tăng nhanh trong thời gian ngắn và không thể kiểm soát được.
Người vừa mới phục hồi bệnh: Có thể bạn chưa biết, sau khi khỏi bệnh nặng, cơ thể tương đối yếu, lúc này cần ăn nhiều thức ăn lỏng bổ dưỡng để dạ dày từ từ phục hồi, nếu ăn nhiều thức ăn làm từ gạo nếp thì gánh nặng cho cơ thể, khó tiêu hóa và khiến cơ thể suy nhược hơn.Vì vậy người già, người mới ốm dậy và trẻ quá nhỏ không nên ăn xôi buổi sáng quá nhiều.
Người hay đau dạ dày: Trong gạo nếp có cấu tạo tinh bột dạng nhánh nên tinh bột thường chắc và khó chia cắt nên khi ăn nhiều bất cứ ai cũng cảm thấy no lâu, khó tiêu, ợ nóng… Do vậy những người có tiền sử bệnh dạ dày không nên sử dụng xôi và các loại đồ nếp khác do nó có thể làm gia tăng tình trạng ợ chua, óc ách, thậm chí gây đau. Nếu xôi có kèm theo các loại dầu mỡ, tiêu, hành, tỏi… sẽ càng khiến bạn khó chịu nhiều hơn.
Người có vết thương bị mưng mủ: Những vết thương hở, đặc biệt khi bị viêm sẽ rất lâu lành. Nếu ăn thức ăn dẻo, khó tiêu, nóng như xôi và các thức ăn từ gạo nếp khác sẽ càng làm tình trạng nặng thêm có thể gây mưng mủ. Theo đó, những người mới phẫu thuật, người có vết thương bị sưng viêm nên kiêng thức ăn này và chỉ ăn lại khi các tổn thương đã lành và bình thường trở lại.
Người bị mẩn ngứa, mề đay: Những người bị mẩn ngứa, mề đay cũng không nên ăn xôi nếp buổi sáng vì có thể bị dị ứng thực phẩm.
Phụ nữ sinh mổ, bị rạch khi sinh con: Những người sinh mổ, bị rạch khi sinh con cũng nên tuyệt đối tránh ăn món xôi nếp, vì gạo nếp có tính nóng, dẻo, dễ gây sưng và mưng mủ cho vết mổ.
Xôi là một món ăn truyền thống của Việt Nam được chế biến từ gạo nếp. Không chỉ ngày lễ tết, ngày thường người dân cũng hay ăn xôi. Với thành phần dinh dưỡng phong phú, xôi có thể được coi là một món ăn vừa ngon miệng vừa tốt cho sức khỏe.
- Xôi chứa nhiều amilopectin, một loại carbohydrate không hòa tan, dẫn đến tình trạng tăng đường trong máu.
- Ăn nhiều xôi sẽ gây hại đến sức khỏe của mọi người. Bởi tinh bột, một thành phần chính trong xôi, là nguyên nhân gây ra hiện tượng táo bón, chướng bụng, khó tiêu, ợ nóng và đầy hơi. Để tránh tình trạng này, mọi người nên ăn xôi với lượng vừa đủ và kết hợp với các thực phẩm khác để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể.
-Để đảm bảo đủ dinh dưỡng, mọi người nên kết hợp xôi với các loại thực phẩm khác như thịt, đậu, trứng, rau cải để cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cho cơ thể.
- Nên ăn chậm và nhai kỹ trước khi nuốt để giúp thực phẩm được tiêu hóa dễ dàng hơn. Điều này cũng giúp tránh được tình trạng nghẹn và giảm nguy cơ táo bón.
- Chúng ta nên ăn xôi với lượng vừa phải và kết hợp với các loại thực phẩm khác để đảm bảo sự cân bằng dinh dưỡng và tránh những tác động không tốt đến sức khỏe của bản thân.
- Chỉ nên ăn xôi không quá 2 lần/tuần và mỗi lần chỉ ăn với lượng vừa đủ.
Trúc Chi (t/h)