Cuộc sống “cơm rau, nước mắt” của người dân Thủ Thiêm giữa lòng Hà Nội

Cuộc sống “cơm rau, nước mắt” của người dân Thủ Thiêm giữa lòng Hà Nội

Thứ 5, 10/05/2018 | 14:19
2
Hiện tại, có khoảng 30 người dân sống trong vùng quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP.HCM) ra Hà Nội, thuê trọ gần trụ sở Ban tiếp dân Trung ương trên phố Ngô Thì Nhậm (Hà Đông, Hà Nội) để kiến nghị làm rõ về việc giải tỏa.

Giữa cái nắng gay gắt đầu giờ chiều, PV tìm đến xóm trọ của người dân Thủ Thiêm. Đó là căn phòng rộng chừng 20m2, kê hai chiếc giường. Trong phòng người nằm giường và cả dưới nền nhà. Phòng trọ hẹp không đủ quạt điện cho 8 người. Không ai ngủ được, vẻ mặt mỗi người tỏ rõ sự mệt mỏi.

Cuộc sống “cơm rau, nước mắt” của người dân Thủ Thiêm giữa lòng Hà Nội

"Người Thủ Thiêm" cao tuổi nhất ở Hà Nội - bà Lê Thị The, 84 tuổi.

 

Tại đây, bà Lê Thị The, 84 tuổi, cho hay: “Ban đầu thuê phòng tiêu chuẩn chỉ có 4 người/phòng, chúng tôi nói khó mãi, chủ nhà hiểu rồi đồng ý cho thuê 8-9 người/phòng, giá thuê 450.000 đồng một phòng một ngày”.

Trong đó chị Tô Thị Phương Thi, sinh năm 1984, là người ít tuổi nhất, từ năm 2014 chị đã 7 lần ra Hà Nội để tìm công bằng: “Mỗi lần ra Hà Nội, lần ít thì nửa tháng, lần dài là 2 tháng, tôi phải gửi 2 con nhỏ đang học mẫu giáo cho bà ngoại. Cuộc sống ngoài này khó khăn đủ đường”, chị Thi gạt nước mắt kể.

Cuộc sống “cơm rau, nước mắt” của người dân Thủ Thiêm giữa lòng Hà Nội (Hình 2).

Chị Tô Thị Phương Thi rơi nước mắt, khi nhớ về con.

Bà Nguyễn Thị Hồng (73 tuổi, trú tại phường An Khánh, quận 2, TP.HCM) tâm sự: “Chúng tôi đều nghèo, trước khi bắt xe khách ra ngoài này phải vay mượn. Các chi phí sinh hoạt vì thế phải được giảm tới mức tối đa để dành tiền đi lại. Mỗi bữa cơm chúng tôi chủ yếu là rau và nước tương, mọi người phải kiên trì đến khi tìm được công bằng.

Trước kia mất khoảng 3 ngày là người thân trong kia có thể vay mượn được tiền gửi ra, còn hiện giờ có khi mất mười ngày để vay được tiền”.

Cuộc sống “cơm rau, nước mắt” của người dân Thủ Thiêm giữa lòng Hà Nội (Hình 3).

 Để tiết kiệm tối đa tiền ăn “cư dân Thủ Thiêm” phải nấu lén nhà chủ, mỗi suất ăn chỉ vẻn vẹn 10 nghìn đồng.

“Nhiều lần đi mưa, nắng chúng tôi chủ yếu là người lớn tuổi nên chúng tôi phải chuẩn bị thuốc từ trong TP.HCM, ốm thì tự uống thuốc, chứ không có tiền đi khám bác sỹ”, một người dân tiếp lời.

Trong diễn tiến mới nhất, ngày 9/5, nhiều cư dân bị giải tỏa trong dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm đã bật khóc trong buổi tiếp xúc cử tri của Đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM khi trình bày về việc giải tỏa đền bù dự án.

Tại buổi tiếp xúc này, nhiều vấn đề nóng đã được người dân nêu ra như: Ranh giới thu hồi đất không đúng, giá đền bù quá bèo, mập mờ tính pháp lý trong quy hoạch, làm 12km đường tốn 12.000 tỷ đồng...

Trong buổi làm việc đặc biệt kéo dài hơn 6 giờ, hàng chục người dân đã thay mặt các hộ dân bị giải tỏa nói lên nhiều vấn đề liên quan việc xác định ranh giới quy hoạch, giá đền bù và một số bất hợp lý trong dự án, kiến nghị cơ quan chức năng cho thanh tra toàn diện dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Nằm bên bờ Đông sông Sài Gòn, đối diện quận 1, Khu đô thị Thủ Thiêm có tổng diện tích 657 ha được quy hoạch là trung tâm hiện đại và mở rộng của TP.HCM. Để đầu tư xây dựng siêu dự án này, thành phố đã mất 10 năm giải tỏa. Tuy nhiên, khoảng 100 hộ dân không đồng ý với phương án di dời. Họ ra Hà Nội khiếu kiện vì cho rằng diện tích đất đang ở nằm ngoài ranh giới quy hoạch, căn cứ theo bản đồ gốc 1/5.000 kèm theo quyết định 367 ký ngày 4/6/1996 của Thủ tướng phê duyệt dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm. 

Tại cuộc họp báo ngày 2/5/2018, Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc TP.HCM Nguyễn Thanh Nhã cho biết, bản đồ 1/5.000 quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm hiện tìm không ra.

Đặng Thủy-Đàm Linh

Cuộc sống cùng cực của người dân tạm cư tại khu đô thị Thủ Thiêm

Thứ 3, 08/05/2018 | 19:12
Theo tìm hiểu của PV, khu tạm cư tại khu đô thị Thủ Thiêm (quận 2, TP.HCM) hiện có hơn 20 hộ dân sống tạm bợ trong những căn nhà xập xệ, xuống cấp trầm trọng. Cạnh đó, có hàng chục hộ nằm ngoài quy hoạch nhưng cũng phải sống chật vật vì không được xây dựng, sửa chữa nhà.
Cùng tác giả

Những hiểm họa khôn lường khi cha mẹ không tiêm phòng sởi cho trẻ

Thứ 5, 04/10/2018 | 07:00
Việc tiêm vắc-xin phòng ngừa luôn cần thiết để giúp trẻ có hệ miễn dịch tốt cũng như tránh các bệnh khác nhau như sởi, quai bị… Thế nhưng, một số bậc cha mẹ mắc phải những sai lầm khi không cho trẻ tiêm vắc-xin.

Nhất quyết không tiêm vắc-xin cho con vì sợ "chất độc vào cơ thể"

Thứ 3, 02/10/2018 | 07:00
Có nhiều luồng ý kiến khác nhau cho rằng, nhiều bậc phụ huynh ở thành phố không muốn cho con đi tiêm phòng vắc-xin sởi. Vậy nguyên nhân sâu xa do đâu và lý do gì khiến họ có cái nhìn như vậy?

Bộ Y tế ra công văn khẩn về phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng

Thứ 2, 01/10/2018 | 20:56
Bộ Y tế vừa có công văn khẩn số 1030/DP-DT do ông Đặng Quang Tấn – Phó Cục trưởng cục Y tế Dự phòng (bộ Y tế) gửi sở Y tế các tỉnh, thành phố về việc tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh tay chân miệng.

Thông tin về tình trạng sức khỏe cháu bé có bố mẹ tử vong trong vụ cháy ở Đê La Thành

Thứ 4, 26/09/2018 | 12:39
Theo thông tin từ bệnh viện cho biết, cháu bé đã có tiến triển tốt hơn về tình trạng nhiễm khuẩn, tuy nhiên do trẻ có tình trạng bệnh phổi mạn tính nên vẫn cần hỗ trợ hô hấp bằng thở máy không xâm nhập. Trong thời gian tới trẻ sẽ được tiến hành cai máy thở, duy trì các thuốc kháng sinh, điều trị tăng áp lực động mạch phổi.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ ra chỉ thị khẩn về việc sử dụng SGK và sách tham khảo

Thứ 2, 24/09/2018 | 19:58
Ngày 24/9, Bộ trưởng bộ Giáo dục & Đào tạo Phùng Xuân Nhạ kí quyết định chỉ thị về việc sử dụng SGK và sách tham khảo trong các cơ sở giáo dục phổ thông.
Cùng chuyên mục

Bộ Lao động cảnh báo lừa đảo xuất khẩu lao động qua Australia

Thứ 6, 17/05/2024 | 11:01
Bộ LĐ-TB&XH vừa có công văn gửi các tỉnh, thành phố về việc phối hợp thông tin để ngăn chặn tình trạng lừa đảo làm việc trong ngành nông nghiệp tại Australia.

Ngư dân “điêu đứng” vì thiết bị giám sát hành trình tàu cá trục trặc

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:24
Việc hàng trăm tràu cá đang hoạt động trên biển bị mất tín hiệu với trạm bờ đã khiến ngư dân “điêu đứng” và gây khó khăn cho việc quản lý.

Tp.HCM: Vì sao có dự án chống ngập nhưng Tp.Thủ Đức vẫn ngập do mưa?

Thứ 5, 16/05/2024 | 21:01
Thành phố Thủ Đức mới có một dự án duy nhất đã hoàn thiện là hệ thống thoát nước đường Võ Văn Ngân nên vẫn còn tình trạng ngập khi mưa lớn, triều cường.

Xử phạt 2 tàu cá không duy trì kết nối thiết bị giám sát hành trình

Thứ 5, 16/05/2024 | 21:00
Tàu cá bị phạt có thời gian mất kết nối giám sát hành trình khi đang hoạt động trên biển hơn 10 ngày và không nằm trong các trường hợp bất khả kháng theo quy định.

Ấm lòng bữa cơm “2K” giữa lòng phố núi

Thứ 5, 16/05/2024 | 19:30
Dù mới đi vào hoạt động nhưng bếp ăn “2K” đã trở thành điểm “nương tựa” của hàng trăm bệnh nhân nghèo, giữa thời điểm vật giá leo thang.
     
Nổi bật trong ngày

Hàng chục khách du lịch nghi ngộ độc thực phẩm: Bình Thuận chỉ đạo khẩn

Thứ 5, 16/05/2024 | 14:37
UBND tỉnh yêu cầu các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về nguy cơ ngộ độc thực phẩm ở các khu du lịch.

Thanh Hóa xử lý, lập lại trật tự 100 cơ sở chế biến gỗ keo không phép

Thứ 5, 16/05/2024 | 11:58
Là địa phương có khoảng 120.000 ha đất rừng trồng keo, xuất phát từ nhu cầu tiêu thụ sản phẩm, tỉnh Thanh Hóa có hơn 100 cơ sở băm dăm, chế biến gỗ keo trái phép.

Ngư dân “điêu đứng” vì thiết bị giám sát hành trình tàu cá trục trặc

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:24
Việc hàng trăm tràu cá đang hoạt động trên biển bị mất tín hiệu với trạm bờ đã khiến ngư dân “điêu đứng” và gây khó khăn cho việc quản lý.

Dự báo thời tiết ngày 16/5/2024: Cảnh báo mưa dông giờ tan tầm

Thứ 5, 16/05/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (16/5). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Bản tin 17/5: Thông tin mới nhất vụ hơn 500 người ngộ độc do ăn bánh mì

Thứ 6, 17/05/2024 | 06:00
Hơn 500 người ngộ độc do ăn bánh mì: Chủ tiệm thanh toán gần 600 triệu viện phí; Chi 7 triệu đồng để căng da mặt trẻ hóa cô gái 31 tuổi "tiến mất tật mang"...