Các loại củ là thực phẩm cung cấp nhiều năng lượng và dinh dưỡng được nhiều người yêu thích. Thế nhưng, việc tích trữ quá lâu khiến các loại củ bị biến chất, khi mọc mầm lại sản sinh các độc tố nguy hiểm với con người.
Hành, tỏi, gừng, nghệ: Đây là những gia vị không thể thiếu trong nhà bếp của chúng ta.
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết tuyệt đối không được ăn những loại gia vị này khi chúng đã mọc mầm hoặc có dấu hiệu héo hay hư hỏng.
Khoai tây: Các nghiên cứu chỉ ra, trong mầm khoai tây có chứa solanine, một loại glyco-alkaloid đắng và độc. Chất độc này sẽ tập trung ở phần chân mầm, ở lớp vỏ xanh phía ngoài làm cho khoai tây bị đắng và độc tới mức không dùng được.
Hàm lượng solanine trong mầm (1,34gr/kg) cao hơn nhiều trong ruột khoai tây (0,04-0,07gr/kg) hoặc trong vỏ (0,03-0,05gr/kg ).
Chất này kích thích tương đối mạnh đến niêm mạc dạ dày, ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Nếu ăn khoai tây mọc mầm khi bị trúng độc, người bệnh có biểu hiện đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy… Trường hợp nặng, nhiệt độ cơ thể tăng cao đột ngột, sau đó co giật, hôn mê, suy hô hấp, thậm chí tử vong.
Các chuyên gia khuyên, khi chọn mua khoai tây, nên mua những củ khoai tây cầm lên thấy nặng, chắc tay và lành lặn, vỏ trơn nhẵn, có màu vàng là những củ khoai tây còn tốt, ăn sẽ ngon. Tuyệt đối không được mua những củ khoai tây kém tươi, bị mọc mầm xanh.
Lạc: Theo nghiên cứu cho biết, tính đến thời điểm hiện tại các nhà khoa học đã phát hiện ra rất nhiều độc tố phát sinh từ hạt lạc đã nảy mầm trong đó phải kể đến nhiều nhất đó là hoàng khúc – đây là sản phẩm của một loại nấm mốc.
Theo đó, việc ăn những hạt lạc mọc mần hay nấm mốc hàm lượng chất dinh dưỡng giảm đi rất nhiều và thay vào đó là hàm lượng độc tố tăng cao.
Chính vì vậy để đảm bảo sức khỏe cho bản thân, gia đình cũng như tránh được nguy cơ mắc bệnh mọi người nên lựa chọn những loại đậu phộng tươi, hạt mảy, tránh ăn những hạt lạc nép, lạc mốc, lạc đã nảy mầm.
Tiểu Phi (Tổng Hợp)