Điểm danh 5 loại rau củ cần chần qua trước khi chế biến để đảm bảo sức khỏe
Đậu cô ve, đậu lăng
Đây là hai thực phẩm cực kì phổ biến, được rất nhiều người yêu thích bởi độ giòn ngon, hấp dẫn cùng nhiều dưỡng chất đem lại lợi ích cho cơ thể. Tuy nhiên, những loại rau này lại có chứa rất nhiều saponin và lectin thực vật, có tác dụng kích thích đường ruột và dạ dày nhất định.
Bởi vậy, nếu như bạn tiêu thụ các chất này rất dễ gây ra tình trạng đầy bụng, đau bụng hoặc có thể là buồn nôn. Tuy nhiên, các chất này lại rất dễ bị bay hơi hoặc phấn hủy trong nước nóng, nên việc chần qua đậu cô ve và đậu lăng qua nước sôi sẽ giúp việc ăn rau không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Măng tươi
Măng tươi là món ăn quen thuộc với người Việt. Tùy sở thích của các thành viên trong gia đình mà chị em có thể xào măng với thịt bò, thịt heo hoặc tôm tươi. Ưu điểm của cách chế biến này là măng sau khi chín vẫn còn độ giòn và hậu ngọt. Danh sách các món ngon từ măng còn khá dài, chẳng hạn như lẩu đầu cá măng chua, xáo măng, măng muối tỏi ớt... Tuy nhiên, trong măng chứa nhiều glucid. Chất này khi kết hợp với vị chua trong dạ dày sẽ tạo ra một loại axit có khả năng gây ngộ độc nếu ăn quá nhiều. Theo đó để khử độc trong măng các bà nội trợ nên thử mẹo hay nhà bếp sau đây.
Luộc nước sôi, rửa lại với nước lạnh để khử độc trong măng. Để loại bỏ những độc tố có trong măng, sau khi xắt lát mỏng nên đem luộc qua với nước sôi trong khoảng 10 phút. Trong quá trình luộc không nên đậy nắp nồi, để các độc chất trong măng theo hơi nước sôi bay ra ngoài. Sau đó, vớt măng ra và rửa lại dưới vòi nước lạnh. Cách làm này không những giúp khử hết độc tố mà còn làm giảm đáng kể vị đắng của măng. Dẫu vậy, cũng có một lưu ý nho nhỏ là với những món hầm hoặc lẩu, do thời gian nấu lâu nên đừng xắt măng quá mỏng, sau nhiều lần luộc sẽ làm măng mềm nhũn, mất đi cái giòn giòn, sần sật hấp dẫn.
Măng tây
Trong thực tế măng tây luôn được xếp vào những loại rau chứa rất nhiều dinh dưỡng tốt cho cơ thể nhưng đồng thời chúng cũng chứa nhiều chất độc hại, cần phải được loại bỏ trước khi ăn, bằng cách chần sơ qua trước khi bắt đầu cho chúng vào chế biến. Đối với măng tây, bạn chỉ cần chần qua từ 2-3 phút đã có thể loại bỏ được phần lớn các chất độc hại có trong nó. Lưu ý sau khi chần xong, bạn hãy cho măng tây vào nước lạnh, để khi vớt ra chế biến, món ăn sẽ giòn và có màu xanh đẹp mắt hơn.
Súp lơ xanh
Loại rau này rất giàu chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất cần thiết tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, khi sơ chế súp lơ xanh thì tương đối khó làm sạch bởi cấu tạo phức tạp với nhiều khe và kẽ hở. Chính vì vậy, ngoài việc ngâm chúng với nước muối pha loãng để có thể loại bỏ bớt côn trùng, bụi bẩn thì bạn nên chần chúng qua với nước sôi. Việc làm này có thể giúp bạn loại bỏ hết bụi bẩn, sâu bệnh mà qua việc sơ chế bình thường không thể nào loại bỏ được. Khi súp lơ xanh sau khi được chần qua với nước rồi mới mang đi xào có thể nhanh chín hơn, màu sắc đẹp mắt và hương vị cũng thơm ngon hơn. Để rau súp lơ không bị nát, bạn cần lưu ý mẹo hay này, sau khi bạn cho rau vào nước sôi, chần sơ trong khoảng thời gian từ 2-3 phút, vớt chúng ra và để vào nước lạnh để rau nấu lên không bị nhũn, giòn và xanh hơn.
Rau chân vịt
Rau chân vịt hay còn gọi là cải bó xôi. Lý do loại rau này nên chần qua nước xôi trước khi chế biến để bảo vệ sức khỏe là do trong rau chân vịt có chứa chất axit oxalic. Đây là một loại axit có khả năng làm ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi của cơ thể. Khi chần qua loại rau này với nước nóng sẽ giúp loại bỏ một lượng lớn axit oxalic, từ đó, những tác động xấu cho cơ thể do chất này gây ra cũng được giảm thiểu.
Rửa rau như thế nào mới loại bỏ được thuốc bảo vệ thực vật?
Thông thường rau xanh được chia làm bốn loại: Lá, quả, củ và hoa. Mỗi loại sẽ có nguy cơ nhiễm bẩn, ô nhiễm nguồn nước khác nhau nên khi rửa cần phân loại để làm sạch, rau sạch nhất khi được rửa dưới vòi nước sạch.
Trước đây, các nhà khoa học từng tiết lộ, lượng thuốc trừ sâu trong một số loại rau củ như dưa, cà… dễ bị phân giải bởi ánh nắng mặt trời. Vì vậy, phơi rau dưới ánh nắng mặt trời năm phút có thể giảm tới 60% chất độc hại.
Với những loại rau củ mềm nên chà xát nhẹ nhàng nhưng kỹ càng, với những loại cứng hơn thì nên cọ bằng bàn chải để có thể loại bỏ hết được đất hay chất bẩn bám trên vỏ, kẽ sâu trong vỏ. Để ý cắt bỏ những phần kẽ nứt trên rau củ bị dính bẩn hay lọc bỏ những lá bị hỏng và bị nát rồi rửa sạch trước khi chế biến.
- Tuyệt đối không rửa rau củ bằng xà phòng. Thay vào đó, bạn nên sử dụng các loại nước rửa rau quả chuyên dụng nhằm nâng cao tác dụng của việc làm sạch và loại trừ các chất độc hại còn bám trên rau trong quá trình rửa.
- Tốt nhất là rửa rau sạch chừng 3 - 4 lần dưới vòi nước sạch, ngâm với nước muối pha loãng hoặc nước rửa chuyên dụng theo đúng hướng dẫn để giúp dễ dàng loại bỏ độc tố trong rau. Trường hợp chế biến các loại rau chịu nhiệt như súp lơ, rau cần…
- Sau khi rửa sạch, có thể chần qua với nước sôi trước khi chế biến, vừa loại bỏ dư lượng chất độc hại sót lại, vừa giúp các bước nấu nướng tiếp theo dễ dàng hơn.
- Pha hỗn hợp sẵn có trong nhà bếp: Ngoài ra bạn cũng có thể ngâm trái cây, rau củ với các hỗn hợp sau cũng cho hiệu quả loại bỏ đến 99% thuốc trừ sâu và các hóa chất khác: 1 muỗng canh nước cốt chanh, 2 muỗng canh giấm táo và 1 chén nước (tỉ lệ cũng tăng lên khi rau củ nhiều hơn). Khi sử dụng hỗn hợp trên, bạn cũng ngâm trái cây, rau củ trong vòng 10 – 20 phút rồi rửa thật sạch lại với nước đun sôi để nguội.
Trúc Chi (t/h)