Khoai tây mọc mầm
Theo nghiên cứu của y học hiện đại, khoai tây rất giàu kali. Ngoài vi chất này, khoai tây còn chứa phốt pho, magie, canxi, natri, sắt và kẽm, vitmamin C...
Khoai tây chế biến được nhiều món ăn hấp dẫn, chính vì ngon, giá thành phải chăng nên khoai tây thường được các gia đình tích trữ nhiều trong nhà để khi cần có thể đem ra sử dụng ngay.
Tuy nhiên khi bảo quản quá lâu, trong môi trường ẩm thấp chính là lý do khiến khoai tây dễ bị nảy mầm. Trong củ khoai tây mọc mầm có chứa chất độc gây hại cho sức khỏe.
Đậu đỏ
Trong đậu đỏ sống có chứa một tác nhân độc hại được gọi là Phytohaemagglutinin. Ăn một nắm đậu sống có thể gây ra các triệu chứng như nôn mửa và đau đầu. Tuy nhiên, độc tố sẽ giảm đi đáng kể khi đậu được nấu chín.
Cà chua xanh
Cà chua xanh có chứa chất độc Solanine. Do đó, khi ăn cà chua xanh, khoang miệng có cảm giác đắng chát; sau khi ăn có thể xuất hiện các triệu chứng ngộ độc như chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa… Giới khoa học còn cảnh báo ăn cà chua xanh sống càng nguy hiểm.
Hạt dẻ sống
Hạt dẻ sống hoặc chưa được nấu chín có thể chứa sán và khi sán xâm nhập vào hệ tiêu hóa sẽ gây viêm loét đường ruột, tiêu chảy hoặc sưng phù mặt.
Cá nóc
Cá nóc được liệt vào danh sách những loại thực phẩm độc nhất trên thế giới. Trừ khi được chế biến và nấu nướng một cách chính xác, nếu không cá nóc có khả năng gây chết người cao gấp 1.200 lần so với hydro xyanua.
Trúc Chi (t/h theo Tiền Phong, Tri thức & Cuộc sống)