Tác dụng của rau dền đối với sức khỏe, không phải ai cũng biết
Loại rau dân dã được nhắc đến ở đây là rau rền. Nó có hàm lượng dinh dưỡng cao và rất tốt cho sức khoẻ. Ngoài công dụng làm mát gan, thanh nhiệt, loại rau này còn được biết đến như một vị thuốc chữa được rất nhiều bệnh.
Tốt cho bệnh tiểu đường: Trong một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn rau dền thường xuyên sẽ giúp ổn định đường huyết, điều này rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 2. Loại rau này còn giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tình trạng tăng lượng đường trong máu như béo phì.
Tốt cho xương khớp: Mặc dù là loại rau dân dã nhưng rau dền chứa nhiều khoáng chất có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là hàm lượng canxi trong rau khá cao mà ít loại rau củ nào có được. Theo thống kê, rau dền có hàm lượng canxi nhiều gấp ba lần so với rau bó xôi và hai lần so với sữa.
Do đó, đây là một trong những loại siêu thực phẩm giúp tăng cường độ cứng của xương, làm giảm nguy cơ loãng xương và bệnh co giật do thiếu hụt canxi.
Ngăn ngừa các vấn đề răng miệng: Tác dụng của rau dền giúp làm giảm các biến chứng răng miệng như đau, sưng lợi, viêm họng hay viêm loét miệng.
Ngừa bệnh tim mạch: Ăn rau dền thường xuyên còn có khả năng làm giảm hàm lượng cholesterol trong cơ thể. Ngoài ra, tocotrienol – một loại vitamin E có trong loại rau này cũng giúp loại bỏ cholesterol xấu và ngăn ngừa bệnh mạch vành.
Tốt cho người thiếu máu: Hàm lượng sắt dồi dào trong rau dền có vai trò gia tăng lượng hemoglobin và tế bào hồng cầu, rất có lợi cho bệnh nhân thiếu máu.
Cải thiện hệ tiêu hóa: Tròng rau dền chứa hàm lượng chất xơ cao (gấp 3 lần so với lúa mì). Do đó, nó có thể giúp bạn cải thiện hệ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón. Đây còn là loại rau rất tốt cho trẻ em và người lớn tuổi. Nước nấu từ lá cây dền tươi còn hỗ trợ điều trị tiêu chảy, xuất huyết và mất nước. Ngoài ra, cùng với nước ép cà rốt, các tính năng tẩy sạch của nước ép củ dền rất hiệu quả trong việc chữa các bệnh liên quan đến túi mật và thận.
Có thể ngăn ngừa ung thư: Có thể nhiều người chưa biết, các hợp chất chống oxy hóa như vitamin E, C, sắt, magiê, phốt pho hay lysine có trong rau dền giúp chống lại các gốc tự do có hại và ngăn chặn sự hình thành của các tế bào ác tính gây ra ung thư.
Ngăn chặn huyết áp cao: Rau dền chứa nhiều kali và magiê, giúp duy trì sự cân bằng điện giải trong cơ thể. Chính vì thế, rau dền giúp cơ thể kiểm soát và phòng ngừa cao huyết áp, đột quỵ.
Thông thường ở Việt nam có 2 loại rau dền phổ biến là: Dền đỏ và dền trắng, các loại này được gieo bằng hạt nên có quanh năm, còn loại dền mọc hoang dại xen lẫn trong cỏ chỉ có vào mùa mưa, thường mọc trên những thửa đất bỏ hoang hay triền đồi, mùa nắng thường mọc hai bên bờ sông suối.
Rau rền giàu dinh dưỡng nhưng không phải ai ăn cũng tốt
Ngoài tác dụng đối với sức khỏe, rau dền có nhiều tác dụng phụ, nếu dùng không đúng sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Dưới đây là một số "đại kỵ" khi ăn rau rền, biết để bảo vệ sức khỏe.
Rối loạn dạ dày: Hàm lượng chất xơ trong rau dền, khi ăn quá nhiều, có thể gây ra các vấn đề về dạ dày. Ăn quá nhiều rau dền có thể dẫn đến đầy hơi, tạo thành hơi trong bụng, co thắt dạ dày và thậm chí táo bón. Trong khi kết hợp rau dền vào chế độ ăn hàng ngày, hãy đảm bảo thực hiện từ từ vì việc bổ sung đột ngột có thể cản trở quá trình tiêu hóa bình thường. Nó thậm chí có thể gây tiêu chảy trong một số trường hợp.
Dị ứng: Hàm lượng histamin trong rau dền có thể gây dị ứng nhẹ. Mặc dù rất hiếm, dị ứng qua trung gian immunoglobulin E (IgE) với rau dền đã được thấy ở một số trường hợp.
Sỏi thận: Lượng lớn purin trong rau dền có thể gây hại cho sức khỏe của thận. Các hợp chất hữu cơ này được chuyển đổi thành axit uric khi tiêu hóa, có thể làm tăng mức độ kết tủa của canxi trong thận. Hệ quả là, cơ thể có thể hình thành sỏi thận rất khó chịu và đau đớn.
- Không tốt cho bệnh nhân gout: Hàm lượng purin cao trong rau dền có thể làm tăng nồng độ axit uric trong cơ thể, có thể gây viêm, sưng và đau khớp. Nếu bạn đã bị viêm khớp do gout, thì bạn nên hạn chế ăn rau dền.
- Không thích hợp với người viêm khớp: Theo các chuyên gia, rau dền có tính mát, không thích hợp dùng cho người tiêu lỏng và tiêu chảy mạn tính, phụ nữ có thai hư hàn, người bị viêm khớp dạng thấp, bệnh gút hay bệnh sạn thận.
- Không kết hợp với thực phẩm này: Theo Đông y, rau dền cũng là một vị thuốc nên cần kiêng dùng với những thực phẩm xung khắc như quả lê, thịt ba ba.
- Không nến nấu quá chín: Rau dền nấu chín không nên hâm đi hâm lại nhiều lần vì nitrat có trong lá sẽ bị chuyển đổi thành nitrit là chất nguy cơ gây ung thư và không tốt cho trẻ nhỏ.
- Tuyệt đối không nên để rau dền qua đêm: Rau dền có khả năng hấp thu ánh sáng cao, để qua đêm không tốt cho sức khỏe. Lại thêm việc đi nắng mà không che chắn bảo vệ, người nhạy cảm rất dễ mắc bệnh viêm da ánh sáng thực vật, hậu quả vô cùng nghiêm trọng.
Trúc Chi (t/h)