Lợi ích ăn đậu đũa thường xuyên
Đậu đũa là loại quả quen thuộc trong mâm cơm của mọi gia đình. Loại quả này này cực kỳ giàu dinh dưỡng, chất xơ và protein. Chúng cũng là nguồn cung cấp một số loại vi chất quan trọng với cơ thể như: Folate, đồng, thiamine và sắt...
Theo Đông y, đậu đũa có vị ngọt, mặn, tính bình, không độc; vào các kinh Túc thái âm Tỳ và Túc thiếu âm Thận; có tác dụng kiện Tỳ, bổ Thận, thanh nhiệt giải độc, lợi yết hầu... Thường dùng chữa tỳ vị hư nhược, bụng trướng tiêu chảy, nôn mửa, tiêu khát (đái tháo đường), thận hư di tinh, bạch trọc, tiểu tiện nhiều lần, phụ nữ bị khi hư bạch đới...
Thông tin trên Sức khỏe & Đời sống loại quả này là nguồn cung cấp biochanin A - Một estrogen thực vật đóng vai trò quan trọng trong các khẩu phần ăn để phòng chống ung thư. Đậu đũa cũng là thực phẩm không chứa gluten do đó có thể sử dụng để thay thế cho những bệnh nhân dị ứng gluten.
Một số bài thuốc dân gian từ đậu đũa
- Giảm đau lưng: Vỏ quả đậu đũa 100-120g, sắc nước uống trong ngày.
- Chữa suy dinh dưỡng, chán ăn, ăn uống không tiêu: Rễ cây đậu đũa 30g, nghiền thành bột mịn, hấp với trứng gà ăn hàng ngày.
- Hỗ trợ điều trị đái tháo đường: Đậu đũa để cả vỏ 150g tươi (hoặc 60g khô), luộc lên ăn đỗ và uống nước; ngày dùng 1 lần.
- Chữa bụng trướng, khó tiêu: Đậu đũa non liền cả vỏ 150g, rửa sạch, chần qua nưới sôi, thái nhỏ, thêm dầu và gia vị cho hợp khẩu vị, dùng làm thức ăn trong bữa cơm.
Hoặc dùng đậu đũa non 20g, rửa kỹ bằng nước sạch, nhấm nháp từng ít một (nhai kỹ và nuốt dần) nhiều lần trong ngày.
- Chữa di tinh do thận hư: Hạt đậu đũa 100g tươi (hoặc 30g khô), gạo tẻ 100g, táo tàu 8g; nấu thành cháo, trước mỗi bữa cơm ăn một bát.
- Chữa mồ hôi trộm: Hạt đậu đũa 60g, đường phèn 30g, sắc nước uống.
Cách phơi khô và chế biến đậu đũa thơm ngon
Theo Dân Việt, bạn sẽ không lạ gì với đậu đũa nhưng nhiều người không thích ăn loại quả này lắm. Chủ yếu vì cách chế biến của nó không phong phú.
Thông thường đậu đũa hay được chế biến xào hoặc luộc đũa, một số người mang trộn thành món lạnh, tuy nhiên ăn nhiều cũng sẽ ngán. Theo đó bạn bỏ túi cách chế biến đậu đũa sau đảm bảo thơm ngon, lạ miệng mua.
- Đậu đũa có thể mua ngoài chợ hoặc trực tiếp ra ruộng của bà con để mua về. Đậu đũa mùa này khá rẻ, bạn có thể mua một bó lớn.
- Nhặt sạch đậu đũa, loại bỏ hết tạp chất.
- Rửa đậu đũa bằng nước sạch.
- Cho nước vào nồi và đun sôi, thêm một chút muối, cho đậu đũa vào và chần trong vài giây, đến khi đậu hơi chuyển màu thì vớt ra.
- Đổ đậu đũa đã chần vào nước lạnh cho đậu nguội nhanh.
- Vớt ra và xả nước lạnh.
- Sau đó đặt đậu đũa lên rổ cho ráo nước.
- Bạn có thể treo chúng lên hoặc phơi từng cái một dưới ánh nắng chói chang.
- Phơi đậu đũa cũng thích hợp trong những ngày hè, bạn cần chú ý đến sự thay đổi của thời tiết.
- Chọn thời điểm nắng gắt, chú ý thời tiết nếu trời mưa thì nên thu về.
- Phơi khô trong 2 hoặc 3 ngày vào ngày nắng là gần như đủ.
Cách chế biến đậu đũa khô hầm thịt
Nguyên liệu: Thịt ba chỉ, đậu đũa khô, gừng, tỏi, ớt khô.
Cách làm:
- Rửa sạch đậu đũa khô, sau đó ngâm trong nước ấm.
- Cắt thịt ba chỉ thành từng miếng, ngâm nước một lúc rồi rửa sạch để loại bỏ máu.
- Rửa sạch gừng và tỏi, đập dập.
- Đậu đũa khô ngâm, rửa sạch và cắt khúc ngắn.
- Đun nóng dầu trong chảo, cho thịt ba chỉ vào chiên.
- Chiên cho đến khi chín vàng. Việc chiên này giúp loại bỏ bớt mỡ để không bị ngán khi ăn.
- Cho gừng, tỏi, nước tương nhạt, dầu hào, một ít đường phèn, muối vào xào cho đến khi có mùi thơm.
- Thêm lượng bia và nước thích hợp vào đun nhỏ lửa.
- Tiếp đó, cho đậu đũa khô vào đảo đều rồi đun nhỏ lửa khoảng 40 phút.
- Cuối cùng, tăng lửa và thêm một ít hành lá cắt nhỏ để trang trí trước khi dùng.
Trúc Chi (t/h)