Ăn vàng đem lại giá trị gì?

Ăn vàng đem lại giá trị gì?

Nguyễn Minh Anh

Nguyễn Minh Anh

Thứ 3, 18/08/2020 10:09

Giữa cơn bão giá vàng khiến nhiều gia đình điên đảo, người ta băn khoăn rằng liệu vàng có ăn được không?

Là kim loại quý hiếm, nói đến vàng ai mà chẳng thích, không chỉ đắt đỏ mà còn đẹp sang chảnh, định giá vị thế của người sở hữu nó.

Nhưng hiện nay, vàng không chỉ được đong đếm bằng tỷ giá mà còn để nói đến một thương hiệu liên quan đến ẩm thực.

Thú chơi thức ăn dát vàng hoàn toàn có thực và còn trở nên thú vị mà bất kì ai cũn muốn thử một lần trong đời.

Ăn kim loại ư? Dĩ nhiên là không thể cho cả thỏi vàng vào bát cơm ăn như ăn thịt được!

Sức khỏe - Ăn vàng đem lại giá trị gì?

 

Trong danh sách phụ gia thực phẩm được sử dụng tại EU, vàng được coi như chất tạo màu. Trên thế giới không ít nhà hàng siêu sang đưa vàng vào món ăn như: dát vàng lá, phủi bụi vàng với mức giá vô cùng đắt đỏ từ vài trăm đến vài nghìn USD.

Ở Nhật Bản, từ xa xưa người dân đã biết dùng vàng lá để trang trí cho món ăn, rượu uống và chưa có trường hợp nào ghi nhận vàng lá gây tác dụng xấu đến cơ thể. Luật pháp Nhật cũng đã xác nhận vàng là một chất phụ gia cho vào thực phẩm. Nó không mùi, không vị, thường dùng với mục đích trang trí hoặc chất tạo màu cho vẻ ngoài món ăn trông hấp dẫn và sang chảnh hơn.

Trên thực tế, vàng nguyên chất 24k gần như không gây ngộ độc hay kích thích với con người nhưng muối vàng (vàng bị oxy hóa trong axit) lại có thể gây ngộ độc cấp tính. Tuy nhiên, người ta hiếm khi ăn vàng 24K mà sẽ sử dụng các hợp chất rẻ hơn như vàng 22K và 18K để trang trí các món ăn dát vàng.

Dĩ nhiên vàng không phải là không có lợi cho sức khỏe.

Khi vàng có khả năng kết hợp với các protein có trong hệ miễn dịch của cơ thể người nó sẽ tăng cường hệ miễn dịch và thay đổi cấu trúc protein.

Tuy nhiên chính điều này lại là con dao 2 lưỡi bởi trong nhiều tình huống những protein này là "kẻ ngoại xâm" và phản ứng lại bằng các biểu hiện dị ứng, mẩn ngứa, kích ứng hoặc khó thở.

Khi đi vào cơ thể vàng không gây tác hại nào bởi vàng là kim loại khó biến đổi, cho dù để ở ngoài một thời gian dài cũng không bị gỉ hay tan chảy, vì thế khi vào cơ thể vàng cũng sẽ không hề bị tiêu hóa hay hấp thụ gì mà cứ vậy bài tiết ra ngoài, nên nó không mang lại giá trị về mặt dinh dưỡng.

Thế nhưng, nếu thứ bạn ăn không phải vàng nguyên chất thì thật thảm họa bởi độc tính của muối vàng rất cao, có thể gây tử vong nếu liều lượng đủ lớn.

Sức khỏe - Ăn vàng đem lại giá trị gì? (Hình 2).

Trải qua nhiều công đoạn nấu chảy, cán dẹp tỉ mỉ, người ta có thể biến một khối vàng khoảng 4 gram thành những lá vàng mỏng 0.003mm, thậm chí là cực mỏng với kích thước 0.0001mm.  

Nhưng nếu chúng ta sử dụng những loại vàng không tinh khiết, mà vàng thuộc loại pha trộn, vàng giả rất dễ dính các nguyên tố kim loại nặng như: nicken, thiếc, chì… sẽ rất dễ dẫn đến nguy cơ ngộ độc.

Vì những nguyên tố này một khi chúng ta dung nạp vào cơ thể để sử dụng sẽ gây ra hiện tượng ngộ độc kim loại rất nguy hiểm.

Thế nên như đánh giá của chuyên gia, ăn vàng không bổ cũng không hại, chỉ xấu khi chúng ta ăn phải loại “vàng rởm”.

Nguyên Anh (Nguồn The Guardian)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.