Sau khi chết linh hồn người ấy đầu thai lại trên đời và sống kiếp khác. Có thể linh hồn ấy đầu thai vào người mẹ trước của mình, cũng có thể đầu thai vào một người đàn bà khác. Chẳng hạn, có một thiếu niên sinh ra ở Los Angeles (Mỹ) năm 1965. Tháng 8/1971, cha mẹ phát hiện ra cậu bé 6 tuổi có khả năng chơi đàn piano tuyệt vời, mặc dù cháu chưa bao giờ được học chơi piano. Các chuyên gia âm nhạc trong vùng xác định rằng những bản nhạc cậu chơi thường là các khúc nhạc Jazz độc đáo của nhà dương cầm nổi tiếng đã mất năm 1954.
Đầu thế kỷ XX, một cô gái Anh tên là Romary bỗng nhiên biết tiếng Ai Cập cổ đã bị thất truyền lâu rồi. Romary tự xưng là người Xyri vào năm 1400 trước công nguyên bị bắt đến Ai Cập làm nô lệ và làm vũ nữ trong cung điện thờ thần Ai Cập. Nhưng ít ai tin lời Romary. May nhờ một nhà bác học Ai Cập biết tiếng Ai Cập cổ xác nhận thì người ta mới tin câu chuyện của cô là có thật.
Cậu bé Cameron Macaulay ở thành phố Glasgow (Anh) thường xuyên khiến mẹ mình sởn gai ốc khi vẽ những bức tranh về một ngôi nhà màu trắng bên bờ biển Barra và nói rằng đó là nơi mà kiếp trước mình từng sống ở đó.
GS.TSKH Đoàn Xuân Mượu nhấn mạnh, có nhiều nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu về chuyển kiếp và luân hồi.
TS Stephenson thuộc trường Đại học Louisana (Mỹ) khi nghiên cứu về vấn đề này cho rằng, khắp nơi trên thế giới có những trường hợp lộn kiếp thường xảy ra khi trẻ mới lên 3 – 5 tuổi.
Chúng bắt đầu kể về cuộc sống kiếp trước của mình làm cha mẹ và người thân rất hoang mang, trừ ở Ấn Độ, nơi mà luật Luân hồi được nhiều người biết đến và người ta phản ứng rất bình tĩnh trong gia đình có một đứa bé lộn kiếp. Tuy nhiên, từ 7 – 8 tuổi trở lên đứa trẻ bắt đầu quên những ký ức về kiếp trước cho đến khi quên hẳn, nhưng cũng có trường hợp ký ức về kiếp trước còn tồn tại lâu dài. Chẳng hạn như trong cuốn tự tuyện “Tây Tạng – tổ quốc của tôi” Đạt – lai – lạt – ma đời thứ 14 đã kể tường tận sự đầu thai chuyển kiếp của mình.
GS.TS Ian Pretyman Stevenson là bác sĩ tâm thần học rất nổi tiếng, giảng dạy tại Đại học Virginia (Mỹ) đã đã cống hiến cả đời mình để nghiên cứu sự Luân hồi. Trong suốt hơn 40 năm, trung bình mỗi năm ông đã đi một đoạn đường 89.000 cây số vòng quanh Trái đất để khảo sát các trường hợp nghi vấn luân hồi. Tổng cộng ông đã ghi nhận trên 3.000 trường hợp luân hồi tái sinh từ khắp nơi trên thế giới, và trình bày các bằng chứng đó một cách hệ thống, khoa học và hết sức chi tiết. Trong mỗi trường hợp, ông ghi chép lại một cách hệ thống các lời nói và hành vi của đứa trẻ. Sau đó ông cố gắng xác định người đã chết theo những gì mà đứa trẻ nhớ được và kiểm tra các sự việc từng xảy ra đối với người quá cố, để xác minh xem chúng có phù hợp với trí nhớ của đứa trẻ hay không…
Theo GS.TSKH Đoàn Xuân Mượu, hiện tượng chuyển kiếp thuộc lĩnh vực tâm linh đã được thừa nhận bởi Phật giáo trong luật “Luân hồi” 500 năm TCN và các nhà khoa học tâm linh phương Tây đề ra cũng giống với phương pháp chọn Đạt – lai – lạt – ma ở Tây Tạng gồm 3 điều kiện: Có những ký ức về kiếp trước của người đã chết; người chuyển kiếp có những đặc trưng về khả năng kỹ thuật và các kỹ năng của người chết khi còn sống; và những đặc điểm trên thân thể của người chết khi còn sống.
Vũ Hằng (tổng hợp)