Bộ GTVT trình 2 phương án giảm phí trên Quốc lộ 5

Bộ GTVT trình 2 phương án giảm phí trên Quốc lộ 5

Bùi Thế Anh

Bùi Thế Anh

Thứ 5, 14/12/2017 10:55

Mới đây, bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã trình Chính phủ về phương án giảm phí để giải quyết những vấn đề bất cập trên Quốc lộ 5 đối với chủ phương tiện trong vùng lân cận trạm thu phí.

Theo đó, bộ GTVT trình 2 phương án giảm phí. Phương án 1 là giảm phí cho chủ phương tiện trong vùng lân cận trạm thu phí Quốc lộ 5; giảm 100% các phương tiện nhóm một không tham gia kinh doanh và giảm 20% với phương tiện của các cơ quan đóng trên địa bàn quanh trạm.

Đối với phương án 1, nếu giảm phí trong bán kính khoảng 3km quanh trạm, nguồn thu phí sẽ giảm khoảng 51 tỷ đồng mỗi năm; giảm trong bán kính 5km, nguồn thu sẽ giảm khoảng 80 tỷ đồng mỗi năm.

Phương án 2 là giảm chung cho tất cả phương tiện qua trạm. Xe nhóm một giảm từ 40.000 đồng còn 35.000 đồng hoặc 30.000 đồng, các xe nhóm khác sẽ giảm tương ứng từ 10.000 đồng đến 20.000 đồng. Với phương án này, mức thu phí sẽ giảm khoảng 5.000 tỷ đồng so với phương án tài chính của dự án.

Xã hội - Bộ GTVT trình 2 phương án giảm phí trên Quốc lộ 5

Tài xế dùng tiền lẻ qua trạm thu phí trên Quốc lộ 5.

Trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, Tổng Cục trưởng tổng cục Đường bộ Việt Nam (ĐBVN) Nguyễn Văn Huyện cho biết, đối với 2 phương án trên, bộ GTVT đánh giá phương án 1 không ảnh hưởng đến phương án tài chính, chỉ giảm khoảng 10% nguồn thu trên Quốc lộ 5. Trong khi đó, phương án 2, Nhà nước sẽ phải hỗ trợ thêm 5.000 tỷ đồng cho dự án giai đoạn từ 2018 đến 2025.

Trong thời điểm này, phương án 2 rất khó khả thi do nguồn ngân sách hạn hẹp. Vì vậy, bộ GTVT kiến nghị Thủ tướng chấp nhận chủ trương giảm giá dịch vụ sử dụng đường bộ đối với các chủ phương tiện vùng lân cận trạm thu phí Quốc lộ 5. Sau một thời gian giảm giá, Bộ sẽ tổng hợp mức sụt giảm doanh thu thực tế để cập nhật phương án tài chính và báo cáo Thủ tướng.

Đồng thời, bộ GTVT cũng kiến nghị Chính phủ xem xét giải quyết phần hỗ trợ của Nhà nước chiếm 39% tổng vốn tại dự án cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Đây là chi phí giải phóng mặt bằng, vốn hỗ trợ mà Nhà nước đã cam kết.

Đề cập tới quỹ Bảo trì đường bộ, ông Huyện cho rằng, không có chuyện phí chồng phí giữa việc chủ phương tiện đóng phí bảo trì đường bộ với phí sử dụng dịch vụ đường bộ BOT. Trong tổng số 23.000km đường bộ trên cả nước hiện nay, chỉ có 1.700km đường làm BOT, riêng Quốc lộ 1 là 908km.

Nguồn thu của quỹ Bảo trì đường bộ khoảng 6.500 tỷ đồng/năm, chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu. Hiện còn 8.500km đường bộ đến kỳ vào cấp nhưng không có tiền để làm, điển hình là đường Hồ Chí Minh đã đầu tư xây dựng 15 năm (từ năm 2002) nhưng không có tiền nên đến giờ mới bảo trì được 35%. Còn đối với các dự án BOT, việc sửa chữa, bào trì tuyến đường do nhà đầu tư bỏ tiền chứ quỹ Bảo trì đường bộ không được phép chi.

Thế Anh

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.