Tráng miệng là món ăn cuối cùng cung cấp nhiều dinh dưỡng và giúp việc tiêu hóa những đồ ăn trước đó tốt hơn. Tuy nhiên ăn tráng miệng món gì và ăn như thế nào để có được những lợi ích nói trên thì không phải ai cũng biết.
Về cơ bản, món tráng miệng thường là bánh ngọt, sữa chua, bánh tart, hoa quả, vv…. đây là những thực phẩm chứa hàm lượng đường khá cao.
Ăn lượng đường lớn trong thời gian dài có các tác hại như giảm khả năng sinh sản, gây viêm nhiễm, dẫn đến kháng insulin, tăng huyết áp.
Ngoài ra, nhiều người nghĩ rằng ăn tráng miệng với trái cây tốt cho hệ tiêu hóa, tuy nhiên thực tế thì trong trái cây chứa nhiều carbonhydrate cùng lượng tinh bột cao – là những chất khiến quá trình tiêu hóa chậm lại, trở thành gánh nặng cho dạ dày, tụy khiến bạn dễ bị táo bón, đại tràng.
Việc ăn tráng miệng sai cách còn ảnh hưởng đến giấc ngủ và stress. Nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc đại học Michigan cho hay việc mất ngủ và rối loạn tâm trạng sẽ dễ dàng xảy ra với 20% người ăn tráng miệng bằng bánh ngọt sau khi ăn. Người bị trầm cảm hoặc có nguy cơ bị trầm cảm có xu hướng thích ăn những món có nhiều đường, điều này làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn.
Khi bạn tăng tuổi tác, suy giảm nhận thức điều hết sức bình thường. Tuy nhiên, các món nhiều đường cũng có thể gây ra tình trạng này. Mặt khác, một chế độ ăn uống giàu chất chống oxy hóa và axit béo lành mạnh có thể cải thiện sức khỏe não bộ.
Nếu muốn tráng miệng đúng cách, bạn hãy thay các loại bánh ngọt bằng trái cây và dùng sau 1 giờ khi ăn no xong.
Món tráng miệng nên là những món có vị ngọt vừa phải như trái cây, bánh bông lan, thạch… Trái cây nên ăn trái lê, táo, dưa hấu, dứa… tốt cho dạ dày và kiểm soát cân nặng.
Không nên ăn quá nhiều món tráng miệng bởi vì sau khi ăn no dạ dày đã phải hoạt động rất cật lực. Các món tráng miệng khi kết hợp phải hợp lý, ví dụ như ăn sữa chua sau khi ăn lẩu, ăn lê sau khi ăn đồ nướng, ăn chè sau khi ăn buffet…
Trang Dung (Nguồn The Healthy Site)