Cò bán máu
Cò bán máu. Phóng sự điều tra về cò bán máu nhiều tình tiết hấp dẫn cập nhật đầy đủ trên báo Người Đưa Tin
Thông tin tiếp loạt bài "Ai chống lưng cho cò máu lộng hành": Người nhà bệnh nhân vẫn bị "hành" việc... hiến máu
3 tháng sau khi đăng tải loạt bài “Ai chống lưng cho cò máu lộng hành?”, nhóm PV báo Người Đưa Tin tiếp tục nhận được những lời phàn nàn, lo lắng của người nhà bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện Việt Đức về việc hiến máu vào kho.
Hồi âm của Bệnh viện Việt Đức về loạt điều tra "cò máu" và những nghi vấn bỏ lửng
Giám đốc bệnh viện Việt Đức, GS.TS Trần Bình Giang có công văn trả lời về những thông tin đăng tải trên báo chí về hiện tượng “cò máu” tại bệnh viện. Tuy nhiên, những câu trả lời từ phía bệnh viện khiến chúng tôi đặt nhiều dấu hỏi.
ĐBQH Nguyễn Anh Trí: Cần chấm dứt tình trạng “cò” mua – bán máu ở bệnh viện!
Trước thông tin nhóm PV điều tra báo điện tử Người Đưa Tin phản ánh về tình trạng “cò” máu lộng hành ở bệnh viện. GS.TS. Nguyễn Anh Trí, nguyên Viện trưởng Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương, ĐBQH (đoàn Hà Nội) cho rằng, cần chấm dứt tình trạng “cò” mua-bán máu.
Bộ Y tế vào cuộc sau loạt bài điều tra “Ai chống lưng cho cò bán – mua máu ở bệnh viện?”
Sau khi loạt bài “Ai chống lưng cho “cò” máu lộng hành?” do nhóm PV điều tra báo điện tử Người Đưa Tin thực hiện và đăng tải, cục Quản lý Khám chữa bệnh, bộ Y tế đã gửi công văn đến bệnh viện Việt Đức.
Tiếp loạt điều tra "cò" máu: Cuộc trao đổi và thông tin bất ngờ từ Cục quản lý Khám chữa bệnh
Sau loạt bài điều tra độc quyền “Ai chống lưng cho cò máu lộng hành ở bệnh viện?”, PV báo Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi với Ths.Bs. Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục quản lý Khám chữa bệnh, bộ Y tế.
Kỳ 5 loạt bài điều tra "cò" máu: Bệnh viện thu máu của người nhà bệnh nhân trước ca mổ: Việc nhức nhối cần loại bỏ
Theo sự phản ánh của một số người nhà bệnh nhân tại bệnh viện Việt Đức, khi bệnh nhân chờ mổ thì hầu hết người nhà phải hiến máu cho bệnh viện. Nhiều người còn nói rằng có “vay” thì phải có “trả”...
Điều tra độc quyền- Kỳ 3: Hé lộ bất ngờ về quy trình bí mật của giới “cò” chuyên “hút" máu bệnh nhân
Giá của một đơn vị máu mà “cò” máu bán cho người nhà bệnh nhân đang chờ mổ có giá từ 1 đến 1,2 triệu đồng. Nếu trong tình trạng khan hiếm, máu sẽ có giá lên tới 1,5 triệu đồng. Song dường như "cò" máu cũng bị chi phối bởi "quyền lực ngầm" nào đó. Mặt khác, các cuộc “ngã giá” giữa “cò” máu và người nhà bệnh nhân giữa thanh thiên bạch nhật khiến người nghe bàng hoàng.
Điều tra độc quyền- Kỳ 2: Tiết lộ sốc về việc người nhà bệnh nhân bỏ tiền mua "người nhà" để hiến máu
Trong quá trình thâm nhập, điều tra, phóng viên đã đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Để có được máu cho người bệnh đang chờ mổ, không ít người nhà bệnh nhân phải “trả” số máu nếu có “vay” tại bệnh viện Việt Đức. Nếu người nhà không đủ điều kiện để hiến máu, buộc lòng họ phải đi tìm “cò” máu để mua với bất kỳ giá nào.
Điều tra độc quyền- Kỳ 1: Lộ diện những “ông trùm” chuyên “hút” máu sinh viên ngay cổng bệnh viện
Phóng viên báo Người Đưa Tin đã vào cuộc và vén bức màn "quyền lực ngầm" về việc bán và mua máu. Mỗi lần bán máu, sinh viên sẽ được “cò” máu trả từ 200 - 300 nghìn đồng. Việc “bỏ tiền – mua máu” đang diễn ra hàng ngày tại cổng một số bệnh viện lớn. Thậm chí, có những sinh viên một tháng có thể bán máu vài lần khi chỉ cần để lại số điện thoại và chờ chuông, đội “cò” máu có thể alo bất kỳ lúc nào.
[Clip độc quyền]: Ai chống lưng cho "cò" máu lộng hành?
Phóng viên báo Người Đưa Tin đã lần theo manh mối, vào vai thâm nhập để tiến hành điều tra về vấn đề nhạy cảm mang tên bán và mua máu. Theo thông tin từ các “cò máu”, để công việc thông suốt các “cò máu” cũng phải có quan hệ nhất định với những nhân vật bí ẩn. Vậy họ là ai? Chúng tôi sẽ dần hé lộ trong loạt điều tra độc quyền này.