Cô gái trẻ ngất xỉu, nổi phát ban sau khi ăn bánh mì lót dạ

Lê Thị Duyên

Lê Thị Duyên

Thứ 3, 18/10/2022 18:43

Trước khi tập thể dục, cô gái 26 tuổi đã ăn tạm một chiếc bánh mì lót dạ, tuy nhiên 15 phút sau khi vào tập cô đã ngất xỉu.

Thông tin trên An Ninh Thủ Đô, ngày 18/10, thông tin từ Trung tâm Dị ứng miễn dịch lâm sàng - Bệnh viện Bạch Mai cho biết, đơn vị này vừa tiếp nhận một ca bệnh dị ứng khá hi hữu. Bệnh nhân là cô gái trẻ 26 tuổi ở Hà Nội, bị dị ứng bột mỳ.

Theo lời kể của người bệnh, trước khi vào phòng tập thể dục, cô có ăn chiếc bánh mì lót dạ. Khi chạy bộ được khoảng 15 phút, cô gái thấy mệt mỏi, xuất hiện ban đỏ toàn thân, ngứa, tăng nhịp tim, đau bụng, đi ngoài, xuất hiện kinh nguyệt bất thường và ngất tại phòng tập.

Sau khi được sơ cứu tại chỗ, cô gái đã tỉnh lại. Bệnh nhân được đưa vào viện thăm khám và với chẩn đoán sơ bộ là theo dõi phản vệ độ 3 do bột mì sau hoạt động thể lực.

Đời sống - Cô gái trẻ ngất xỉu, nổi phát ban sau khi ăn bánh mì lót dạ

Bệnh nhân được xét nghiệm test lẩy da dương tính với bánh mì. Ảnh: BSCC

Được biết, nhiều năm trước, nữ bệnh nhân này cũng thường xuất hiện các nốt ban, ngứa sau khi ăn bánh mì khoảng 1 giờ và có kèm theo hoạt động thể thao như đi bộ, chạy bộ.

Cô gái cho biết, có lần sau ăn bánh mì, cơ thể xuất hiện ban đỏ ngứa kèm theo đi ngoài nhưng cũng có lần hoàn toàn bình thường. Người bệnh có đi khám tại một số bệnh viện, tuy nhiên không xác định được bệnh. Vì thế, dần dần cô không để ý đến điều này và tiếp tục ăn bánh mì lót dạ trước mỗi buổi tập thể thao.

Theo Công Lý, TS.BS Bùi Văn Khánh, Trung tâm Dị ứng miễn dịch lâm sàng - Bệnh viện Bạch Mai nhấn mạnh, các rối loạn liên quan tới bột mì khá phức tạp. Phản vệ với bột mì do hoạt động thể lực có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên gặp nhiều ở trẻ em vị thành niên và người lớn mà trước đó không hề có tiền sử dị ứng với thức ăn, triệu chứng thường xuất hiện trong vòng 6 tiếng hoặc hơn sau ăn bột mì và có hoạt động thể lực như đi bộ, chạy, thời gian điển hình thường từ 1 đến 3 giờ.

"Phản vệ với bột mì do hoạt động thể lực là bệnh lý dị ứng thức ăn hiếm gặp và dễ bỏ sót chẩn đoán, tuy nhiên đây lại là bệnh lý có nguy cơ lấy đi tính mạng bệnh nhân nếu không được chẩn đoán xác định sớm. Do đó, bệnh nhân cần được tư vấn tránh đồ ăn có chứa bột mì, đặc biệt không hoạt động thể lực sau ăn bột mì hoặc được điều trị giảm mẫn cảm nếu cần thiết", bác sĩ Khánh thông tin.

Thùy Dung (Tổng Hợp)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.