Di dời Ga Hà Nội, chậm thực hiện quy hoạch lại đổ lỗi cho đường sắt

Di dời Ga Hà Nội, chậm thực hiện quy hoạch lại đổ lỗi cho đường sắt

Bùi Thế Anh

Bùi Thế Anh

Thứ 3, 15/08/2017 18:58

GS. Lã Ngọc Khuê, nguyên Thứ trưởng bộ GTVT, cho biết, thành phố đang làm các tuyến đường sắt đô thị và điểm quan trọng nhất đều qua Ga Hà Nội, nếu đưa Ga Hà Nội ra ngoài thì có khác gì tự tạo thêm khó khăn cho mình.

Như đã thông tin, Ga Hàng Cỏ (nay là Ga Hà Nội) là công trình hơn 100 tuổi, một trong những biểu tượng gắn bó với người Thủ đô. Trước đây, đã từng có ý tưởng di dời Ga Hà Nội sang bên kia sông Hồng về Thường Tín. Mới đây tại cuộc họp bàn về an toàn giao thông Thủ đô, lại tiếp tục có đề xuất di dời Ga Hà Nội tạo ra nhiều ý kiến trái chiều.

Xã hội - Di dời Ga Hà Nội, chậm thực hiện quy hoạch lại đổ lỗi cho đường sắt

Ga Hà Nội trước đề xuất di dời.

 Là người có nhiều tâm huyết đối với sự phát triển của giao thông đường sắt, trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, GS. Lã Ngọc Khuê, nguyên Thứ trưởng bộ GTVT, cho biết: “Hiện nay, Ga Hà Nội kết nối với đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến số 1 và tuyến số 3. Do vậy, việc phát triển đường sắt đều phải tuân thủ theo quy hoạch của Thủ tướng Chính phủ”.

“Trước đó, từ năm 1998 Thủ tướng Chính phủ cũng đã có quyết định đầu tiên là phải làm tuyến đường sắt trên cao Yên Viên - Ngọc Hồi, nếu nâng tuyến này lên cao thì làm gì có tai nạn, làm gì có đường ngang dân sinh. Nhưng cho đến nay vẫn chưa làm, đây là lỗi của chúng ta làm chậm quá, không thực hiện nghiêm túc quyết định của Thủ tướng. Vì vậy không thể đổ hết lỗi cho việc đường sắt làm mất an toàn giao thông”, GS. Khuê chia sẻ.

Xã hội - Di dời Ga Hà Nội, chậm thực hiện quy hoạch lại đổ lỗi cho đường sắt (Hình 2).

Ga Hà Nội hiện tại vẫn đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân. (Ảnh: Thế Anh)

 Nói về những bất cập của đường sắt, GS. Lã Ngọc Khuê cho rằng, mặc dù Thủ tướng phê duyệt nhưng cũng không có nghĩa là đường sắt sẽ nằm ở mặt đất như hiện nay mà chúng ta sẽ phát triển đường sắt lên cao, đường sắt được đưa lên cao thì sẽ không bị xung đột với các phương tiện khác ở mặt đất.

Ở các tỉnh, đường ngang dân sinh đang gây khó khăn cho đường sắt, vì vậy cần phải dẹp bỏ đường ngang, trong thành phố cũng vậy. Hiện nay, thành phố đang làm các tuyến đường sắt đô thị và điểm quan trọng nhất đều qua Ga Hà Nội, nếu đưa Ga Hà Nội ra ngoài thì có khác gì là chúng ta đang gây lãng phí và tự tạo thêm khó khăn cho mình.

Ga Hà Nội sẽ là điểm quy tụ tất cả các tuyến đường sắt đô thị, sẽ phát huy vai trò trung tâm điều phối rất lớn của giao thông đô thị thành phố. Ga Hà Nội có diện tích rộng lớn là tài sản vàng của Thủ đô, nếu chúng ta biết quy hoạch phát triển và tạo ra một tổ hợp các công trình kiến trúc mới, sẽ tạo ra một diện mạo mới cho Hà Nội cả về mặt thương mại cũng như giao thông.

GS. Khuê giãi bày: “Chúng ta cần gì phải nhìn đi đâu, mà chỉ cần nhìn TP.HCM để học hỏi thôi. Chợ Bến Thành rất chật chội mà họ còn đào ngầm xuống đất để tạo ra một trung tâm ngầm về giao thông. TP.HCM khó khăn thế mà vẫn cố gắng phát triển và bảo tồn được thì Hà Nội sao lại không tận dụng và phát huy. Nếu nói đường sắt đi lại nhiều, gây mất an ninh trật tự, mất an toàn giao thông, thì bây giờ chỉ còn cách bóc hết đường sắt của cả nước”.

Thế Anh

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.