Thị trường 4.0 mở ra cả cơ hội và thách thức
Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 cùng với xu thế toàn cầu hóa mạnh mẽ làm tăng cường kết nối giữa các Quốc gia và kéo theo đó là sự xâm nhập của nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Tình hình đó mở cho chúng ta nhiều cơ hội trong việc nâng cao trình độ, năng lực sản xuất và cạnh tranh trong chuỗi giá trị toàn cầu, tạo ra sự thay đổi lớn về mô hình kinh doanh bền vững và là cơ hội cho các doanh nghiệp sáng tạo, rút ngắn khoảng cách, đi tắt đón đầu tạo nên những bước nhảy vọt đáng kể.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, doanh nghiệp Việt cũng phải đối diện trước nhiều thách thức, đặc biệt là sự cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp nước ngoài với nền tảng công nghệ tốt hơn gấp nhiều lần.
Chìa khóa nào cho các doanh nghiệp Việt?
Thời đại 4.0 đòi hỏi các doanh nghiệp phải thay đổi, trước tiên là hiểu đúng, đầy đủ về cuộc Cách mạng công nghiệp mới, những đặc trưng của nền sản xuất trong tương lai và những yêu cầu mới mà doanh nghiệp cần đáp ứng thị trường. Muốn tồn tại và phát triển, doanh nghiệp cần liên tục đầu tư và nâng cấp công nghệ, cùng lúc nâng cao chất lượng nhân sự.
Để nâng cao nhận thức về cách mạng công nghiệp 4.0 cho các doanh nghiệp, ông Nguyễn Quang Vinh, Tổng thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, hiện đơn vị đã thành lập một tổ công tác nhằm nghiên cứu, đánh giá ban đầu về tác động của sự bùng nổ công nghệ đến hiệu quả, năng suất sản xuất, năng suất lao động của một số lĩnh vực, ngành nghề. Tới đây, sẽ tiếp tục triển khai các hoạt động quan trọng nhằm cung cấp thông tin, tư vấn và kết nối các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Nắm bắt được những bước ngoặt cần thay đổi đó, nhiều doanh nghiệp Việt đã có kết nối với thị trường nước ngoài, hợp tác với các chuyên gia đầu ngành để được cố vấn nhằm đi đầu thị trường, tiên phong trong đổi mới, đáp ứng những tiêu chuẩn ngày càng cao của người tiêu dùng.
Ông Đào Văn Hùng - Giám đốc thương hiệu trang sức cao cấp Skymond Luxury chia sẻ: “Thị yếu của người tiêu dùng ngày càng đòi hỏi cao, nhất là trong lĩnh vực trang sức cao cấp. Cùng với đó là yêu cầu khắt khe của ngành thời trang làm đẹp liên tục cần đổi mới thay đổi khiến các doanh nghiệp phải “chạy đua” trong guồng xoay đó. Để khẳng định được vị trí của mình, ngoài việc chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm - dịch vụ, chúng tôi còn phải liên tục hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài với các cố vấn hàng đầu thế giới để nâng cao chất lượng nhân sự, bắt kịp các xu hướng mới trên thế giới và hoàn thành sứ mệnh làm cho 50 triệu người phụ nữ Việt Nam đẹp hơn, đẳng cấp hơn, sang trọng hơn và sánh vai cùng với phụ nữ quốc gia khác”.
Mới đây, Skymond đã có sự hợp tác với ông Alok Bharadwaj - cựu phó chủ tịch cao cấp phụ trách chiến lược của Canon châu Á, nguyên chủ tịch hiệp hội Marketing châu Á. Ông Alok sẽ là cố vấn trực tiếp cho thương hiệu Skymond để tận dụng những nguồn lực sẵn có, khơi dậy các năng lực tiềm tàng và bắt nhịp với toàn cầu trên con đường chinh phục cái đẹp.
Ông Alok nhận định: “Thị trường trang sức Việt đã và đang phát triển mạnh mẽ nhưng Skymond đã chọn được hướng đi riêng khi tập trung vào mảng trang sức platin và kim cương, đưa thương hiệu lên một nấc thang mới, đánh dấu được vị trí của mình trong lòng khách hàng. Tôi rất vui mừng và tự hào được cùng đồng hành với Skymond, áp dụng thêm những tiên tiến của công nghiệp 4.0 để phát triển ngôi vị đó không chỉ chinh phục trái tim mọi phụ nữ Việt Nam mà còn cả khu vực và Quốc tế”.
Nói tóm lại, cuộc Cách mạng 4.0 sẽ mang đến vô vàn những thay đổi mà nếu doanh nghiệp không mạnh dạn vươn mình lên thì sẽ khó có thể tồn tại. Nắm bắt cơ hội, đối đầu thách thức chính là chìa khóa thành công cho các doanh nghiệp trong thời đại mới.
Lê Phạm