Loại rau này là lá của cây gia vị nổi tiếng
Mắc khén mọc nhiều ở vùng núi Tây Bắc. Mỗi mùa đông đến, hạt mắc khén từ những cây cao rụng xuống, được người dân thu hoạch, phơi khô, bảo quản và đưa vào nền ẩm thực theo những cách riêng.
Loại gia vị này có mùi thơm nồng nàn, thơm hơn hạt tiêu, cay nhè nhẹ, hơi gây tê khi thưởng thức và đặc biệt hoàn hảo khi kết hợp cùng hạt dổi. Đây là gia vị núi rừng này cùng với thịt trâu bò khô gác bếp, chẳm chéo, cá nướng (pa pỉnh tộp) đã đưa nền ẩm thực vùng cao Tây Bắc nức tiếng xa gần.
Tuy nhiên, mọi người không biết rằng, lá non của cây mắc khén ăn rất ngon, có nhiều tác dụng tốt đối với cơ thể. Loại lá này không có vị cay của mắc khén nhưng lại có mùi thơm đặc trưng và cực kỳ giòn.
Loại rau này rất giàu chất dinh dưỡng, kích thích ăn ngon miệng và tăng cảm giác thèm ăn. Loại rau này chứa limonene, có tác dụng diệt khuẩn rất tốt.
Tuy nhiên, lá mắc khén có gai nếu lá già sẽ châm chích miệng, do đó, bạn phải chọn lá non để ăn. Nếu bạn ăn không hết có thể chần qua rồi cho vào đông lạnh bảo quản. Khi ăn không cần rã đông, cứ trực tiếp thả vào nồi canh là được.
Theo Y học cổ truyền, các bộ phận của mắc khén đều có những công dụng nhất định đối với sức khoẻ, thông tin trên Phụ Nữ Việt Nam.
- Quả có vị đắng, cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng làm se, kích thích, lợi tiêu hóa.
- Vỏ rễ có vị đắng, tính ấm, có khả năng trị giun, trục giun, điều kinh, lọc máu ở thận.
- Vỏ thân có tính bổ, giúp hạ nhiệt, chữa tiêu chảy, sốt rét, thấp khớp, mất trương lực dạ dày.
- Quả hạt dùng trị đầy hơi, tiêu chảy, thấp khớp.
- Tinh dầu hạt chữa thổ tả.
- Quả hay lá mắc khén chứa các chất dinh dưỡng, khoáng chất và chất chống oxy hóa khác nhau cần thiết đối với cơ thể
Cách làm lá mắc khén tẩm bột chiên giòn
Theo Dân Việt lá mắc khén chiên theo cách này có màu vàng ngon miệng, giòn tan, bên trong có vị rau thơm phức, là hương vị độc đáo của núi rừng.
Cách làm:
- Cho lá mắc khán non đã hái vào chậu, thêm một lượng muối và nước thích hợp vào, khuấy đều cho đến khi hòa tan rồi ngâm trong 20 phút. Việc này có thể làm sạch một số chất bẩn trên bề mặt và còn có tác dụng khử trùng.
- Bước tiếp theo vớt lá ra, rửa lại hai lần bằng nước sạch rồi để ráo nước.
- Lá mắc khén chiên có hương vị độc đáo và hấp dẫn. Tuy nhiên, làm món này đòi hỏi phải có kỹ thuật nhất định. Chất lượng bột quyết định trực tiếp đến hương vị của "lá mắc khén chiên".
- Bí quyết để làm lá mắc khén giòn là chuẩn bị bột chiên. Chuẩn bị một tô lớn, cho 2 thìa bột mì, một thìa bột nở vào, cho 2 quả trứng vào đánh tan, cho gừng và tỏi băm vào, lượng muối vừa phải. Cho 1 lượng nước vừa đủ rồi khuấy đều cho đến khi hỗn hợp sền sệt như sữa chua.
- Vẩy sạch nước từ lá mắc khén rồi cho vào bột. Dùng đũa khuấy đều sao cho bề mặt của mỗi lá đều được phủ một lớp bột, bột bám không được mỏng cũng được không quá dày.
- Đổ dầu vào nồi và đun trên lửa lớn. Khi nhiệt độ dầu đạt 60% thì cho từng lá mắc khén phủ bột vào, chiên cho đến khi lá chuyển sang màu vàng thì vớt ra để ráo dầu.
- Cách làm lá mắc khén chiên rất đơn giản nhưng hương vị lại rất ngon, giòn thơm, có mùi lá rừng và hơi cay. Món này ngon hơn nếu chấm muối ớt.
Một mẹo hay chế biến loại rau này thêm phần thơm ngon:
- Tốt nhất bạn nên ngâm lá mắc khén non đã hái vào nước muối loãng một lúc, có thể làm sạch một số chất bẩn trên bề mặt và còn có tác dụng khử trùng.
- Bạn nên cho một ít bột nở vào bột chiên lá mắc khén. Như vậy, món ăn sẽ giòn hơn và khi nguội sẽ không bị mềm.
Trúc Chi (t/h)