Đừng chỉ ăn rễ, lá loại cây này quý như "nhân sâm của người nghèo" trị bách bệnh, ở quê mọc um tùm

Đừng chỉ ăn rễ, lá loại cây này quý như "nhân sâm của người nghèo" trị bách bệnh, ở quê mọc um tùm

Thứ 5, 31/10/2024 11:30

Loại cây quen thuộc nhiều người tưởng chỉ có rễ ngâm rượu tốt cho sức khỏe nhưng lá lại là vị thuốc quý, chữa được nhiều bệnh.

Những lợi ích tuyệt vời của cây đinh lăng

Trong Đông y lá đinh lăng ngoài làm gỏi, rau ăn sống, còn là thảo dược quý chữa bệnh Cây đinh lăng được dùng làm cây cảnh và làm thuốc trong y học cổ truyền.

Ở Việt Nam lá đinh lăng được trồng ở nhiều nơi và được nhiều người ví như "nhân sâm của người nghèo" bởi công dụng tuyệt vời của nó đối với sức khỏe.

Đinh lăng có tên khoa học là Polyscias fruticosa (L.) Harms - một loài thực vật thuộc họ Araliaceae, được rất nhiều nước trên thế giới sử dụng làm thuốc và mang lại những hiệu quả điều trị tuyệt vời.

Đừng chỉ ăn rễ, lá loại cây này quý như "nhân sâm của người nghèo" trị bách bệnh, ở quê mọc um tùm- Ảnh 1.

Nổi bật trong đinh lăng có chứa saponin, alkaloid, glycoside, polyphenol, flavonoid, tannin, vitamin (C, B1, B2 và B6) và acid amin. Trong đó, saponin được coi là thành phần chính của P. fruticosa. 

Các hợp chất trên rất cần thiết cho quá trình chuyển hóa trong cơ thể, đặc biệt là quá trình chống oxy hóa ở mô, theo Sức khỏe & Đời sống.

Thành phần hóa học và dinh dưỡng: Trong củ chứa 0,3% glucozit, alcaloit, saponin, tanin, 13 loại axit amin và vitamin B1. Đinh lăng chứa một số hoạt chất mang tính năng gần giống như nhân sâm.

Rễ củ đinh lăng: Vị ngọt, nhạt, hơi đắng, tính ấm. Khi bào chế nên rút bỏ lõi. Rễ củ đinh lăng tác dụng thông huyết mạch, tiêu sưng viêm, giảm đau. Ngoài ra rễ củ đinh lăng còn được dùng trong những trường hợp cơ thể suy nhược, mệt mỏi, yếu sức.

Không chỉ củ lá đinh lăng còn được dùng hỗ trợ điều trị các bệnh thoái hóa thần kinh như bệnh Parkinson, bệnh Alzheimer vì cải thiện các triệu chứng run, mất thăng bằng, mất ngủ, suy giảm trí nhớ, căng thẳng thần kinh, suy nhược thần kinh…

Lá đinh lăng: Bùi, đắng, thơm, hơi mát, tác dụng lương huyết, giải độc, chống tanh hôi, lợi niệu, tiêu mẩn ngứa. Ngoài ra lá đinh lăng còn hỗ trợ chữa dị ứng, ho ra máu, kiết lỵ, chống suy giảm trí nhớ...

Các lá non thường được dùng ăn gỏi cá, gói với nem, làm gia vị ăn với thịt.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu cho thấy lá đinh lăng có tác dụng tăng biên độ điện thế não, tăng khả năng tiếp nhận của các tế bào thần kinh vỏ não.

Bệnh Parkinson là một trong những bệnh thoái hóa thần kinh phổ biến nhất, đặc biệt là do mất tế bào thần kinh dopaminergic. Kết quả là giảm chất dẫn truyền thần kinh dopamine ở thể vân dẫn đến một số khiếm khuyết về vận động và một số triệu chứng không liên quan đến vận động.

Mặc dù nguyên nhân của bệnh vẫn chưa được biết rõ nhưng các nghiên cứu trước đây cho rằng nguyên nhân liên quan đến nhiều yếu tố như di truyền, tác nhân môi trường và lão hóa. Trong số đó, các yếu tố dẫn đến stress oxy hóa có thể đóng vai trò trong sự phát triển và tiến triển của bệnh. Các thành phần hóa học có trong đinh lăng có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh Parkinson.

Cách đun nước lá đinh lăng uống tốt cho sức khỏe

Đừng chỉ ăn rễ, lá loại cây này quý như "nhân sâm của người nghèo" trị bách bệnh, ở quê mọc um tùm- Ảnh 2.

Có thể sử dụng lá đinh lăng tươi hoặc khô để đun, cách làm cụ thể như sau:

Bước 1: Dùng 150-200g lá đinh lăng tươi/50g lá đinh lăng khô đã rửa sạch để ráo (lượng cho 1 người dùng).

Bước 2: Cho tất cả lá đinh lăng vào nồi/bình, chế một ít nước sôi vào đậy nắp lại và lắc nhẹ như để rửa lá rồi đổ đi.

Bước 3: Sau đó, cho khoảng 1.000ml nước đun sôi vào bình và đậy nắp lại chờ sau khoảng 5- 7 phút, có thể chắt ra để uống.

Trúc Chi (t/h)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.