Được ví là "lá hồi sinh" mọc dại ở Việt Nam, bên Nhật đếm lá tính tiền

Được ví là "lá hồi sinh" mọc dại ở Việt Nam, bên Nhật đếm lá tính tiền

Nguyễn Ngọc Hoài Thanh

Nguyễn Ngọc Hoài Thanh

Thứ 2, 02/10/2023 14:56

Theo Y học cổ truyền, lá tía tô là một vị thuốc chữa bệnh và phòng bệnh tuyệt vời mà có thể bạn chưa biết.

Lợi ích sức khỏe của lá tía tô

Nhiều loại chất dinh dưỡng

Lá tía tô rất giàu vitamin và các khoáng chất khác. Qua đó có tác dụng bồi bổ cơ thể sinh lý tốt hơn, đồng thời giúp ích rất nhiều cho việc cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng hay thiếu chất dinh dưỡng.

Ngoài ra, các chất dinh dưỡng có trong tía tô có ý nghĩa rất lớn đối với việc bảo vệ sức khỏe tim mạch và mạch máu não của con người, cải thiện trí nhớ và duy trì thị lực khỏe mạnh.

Theo nghiên cứu, 100g tía tô có chứa 25 calo; 2,9g chất đạm; 3,4g tinh bột; 170mg canxi; 3,2mg sắt; 8,8g nước; 3,6g chất xơ; 18,3mg phốt pho; 13mg vitamin C… Với hàm lượng dinh dưỡng cao, việc dùng lá tía tô trong bữa ăn hàng ngày sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Không chỉ được ăn sống, lá tía tô còn là gia vị trong nhiều món ăn ngon.

Đời sống - Được ví là 'lá hồi sinh' mọc dại ở Việt Nam, bên Nhật đếm lá tính tiền

Ăn lá tía tô thường xuyên tốt cho sức khỏe.

Tốt cho da

Uống nước lá tía tô sẽ kích thích bài tiết qua tuyến mồ hôi, từ đó tăng cường bài tiết các chất độc có hại cho cơ thể nói chung và làn da nói riêng.

Hỗ trợ tốt cho người bị bệnh gout

Trong lá tía tô có chứa các hoạt chất làm giảm tương đối nồng độ acid uric trong máu người sử dụng. Điều này góp phần hỗ trợ cải thiện tình trạng cho những người đang bị bệnh gout. Tuy nhiên người bệnh vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ điều trị, để cân đối sử dụng hợp lí với loại thuốc được kê.

Có thể trị mề đay, mẩn ngứa

Nếu bị mề đay, mẩn ngứa, côn trùng, dị ứng thực phẩm… có thể dùng lá tía tô giã nhỏ, vắt lấy nước uống, phần bã để xát vào chỗ da bị nổi mẩn sẽ đỡ rất nhiều, ngứa ngáy cũng giảm đáng kể. Lưu ý, sau xát lá tía tô, khi khô đi thì cần bỏ hết bã và tắm lại bằng nước ấm thật sạch.

Những món ngon lạ miệng được làm từ lá tía tô

Đời sống - Được ví là 'lá hồi sinh' mọc dại ở Việt Nam, bên Nhật đếm lá tính tiền (Hình 2).

Chế biến lá tía tô rất đơn giản. Ảnh minh họa.

- Cách chế biến trứng cuộn lá tía tô

Món ăn này khá lạ miệng. Bình thường mọi người vẫn hay nghe món trứng ngải cứu, món ăn trứng cuộn lá tía tô khá lạ miệng.

Nguyên liệu:

4 quả trứng gà

30gr cà rốt, tương đương 1 nửa củ

1 nắm lá tía tô

Gia vị gồm muối, tiêu, hạt nêm, bột ngọt

Cách làm

Bước 1: Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, thái lát dày 1cm theo chiều dọc, rồi luộc khoảng 3 phút với nước sôi, sau đó vớt ra băm nhỏ. Lá tía tô rửa sạch, để ráo.

Bước 2: Đập trứng gà vào tô, nêm thêm các gia vị quen thuộc rồi dùng đũa đánh đều để hòa tan các gia vị, thêm cà rốt băm vào trộn đều một lần nữa.

Bước 3: Đặt chảo lên và làm nóng với một chút dầu ăn, đổ ½ hỗn hợp trứng vào tráng đều mặt chảo. Tiếp theo, bạn đặt 4 lá tía tô lên mặt trứng, mỗi bên 2 lá nằm đối nhau rồi cuộn tròn, gạt miếng trứng cuộn sang một bên chảo, đổ tiếp phần trứng còn lại vào chảo, tráng đều mặt chảo rồi tiếp tục đặt thêm lá tía tô lên và tiếp tục cuộn trứng vào lớp trứng lúc nảy. Bạn lấy trứng ra và cắt thành từng khoanh dày 1,5cm.

Bước 3: Xếp trứng lên đĩa, từng khoanh trứng với sắc vàng đặc trưng nổi bật giữa chút sắc xanh của lá rất bắt mắt. Món này rất thích hợp với những trẻ tập ăn rau.

- Cách chế biến lá tía tô nhồi nấm chiên giòn

Món ăn này rất thích hợp cho những người thích ăn chay. Với nguyên liệu rất đơn giản và làm không cầu kì, lá tía tô nhồi nấm chiên giòn mang đến hương vị rất hấp dẫn.

Nguyên liệu:

Nấm: 100gr nấm rơm, 6 tai nấm mèo; 50 gr nấm bào ngư

Lá tía tô có lá lớn: 6 – 7 nhánh

Bột chiên giòn

- Cách chế biến đậu hủ trắng với lá tía tô

Cách làm:

Bước 1: Nấm rơm, nấm bào ngư rửa sạch cắt sợi. Nấm mèo ngâm trong nước ấm khoảng 15 phút, rửa sạch, cắt sợi. Đậu hũ trắng bóp cho nhuyễn mềm ra. Lá tía tô rửa sạch, dùng khoảng 6 – 5 lá cắt sợi, các lá còn lại để cho ráo nước.

Bước 2: Lấy một bát nước rồi cho bột chiên giòn pha loãng. Sau đó trộn các nguyên liệu gồm nấm rơm, nấm mèo, nấm bào ngư, đậu hũ trắng, lá tía tô cắt sợi lại với nhau, nêm gia vị rồi đem xào sơ với lửa nhỏ.

Bước 3: Lấy bột chiên giòn quét lên 2 mặt của lá tía tô, sau đó cho phần nhân vào, cuộn lại và dùng tăm ghim cố định. Làm tiếp tục với những lá tía tô còn lại cho đến khi hết phần nhân.

Bước 4: Sau khi cuộn xong, bạn cho vào chảo dầu chiên đến khi lá tía tô vàng giòn. Cho chúng ra dĩa và thưởng thức.

Nguyên liệu:

- Cách chế biến lá tía tô trộn với tỏi

Tỏi, hành lá, lạc rang, dầu hào, dầu mè, dấm, đường…Cách làm:

Bước 1: Lá tía tô mua về rửa sạch, ngâm với nước muối khoảng 10 phút

Bước 2: Cho lá tía tô vào chần sơ khoảng 1 phút thì vớt ra rồi ngâm vào ngay nước lạnh cho đỡ hăng. Khi lá tía tô nguội thì vắt cho lá kiệt nước rồi sau đó để riêng ra bát.

Bước 3: Tỏi bóc vỏ, đập dập, băm nhỏ. Hành lá thái nhỏ, ớt xay nhuyễn. Cho hỗn hợp này vào cùng với 1 ít lạc rang vào bát tía tô đã chần sơ trước đó. Dưới dầu nóng lên trên rồi nêm gia vị đường, muối, dầu mè, dấm gạo vào trộn đều cho lá tía thô thấm đều gia vị là được.

- Cách nấu nước lá tía tô 

Bước 1: Rửa sạch khoảng 200 – 300g tía tô, giữ nguyên cành và lá cây. Thái khúc nhỏ từ 5 - 7cm.

Bước 2: Đổ 2.5 lít nước cùng lá tía tô sau khi rửa sạch vào nồi. Đun sôi, sau đó để lửa nhỏ khoảng 3 phút rồi tắt bếp.

Bước 3: Lọc lấy phần nước để sử dụng. Có thể uống nước tía tô nóng hoặc để nguội uống thay nước lọc.

Bạn có thể vắt 2-3 giọt chanh hoặc cho thêm ít đường phèn vào nước tía tô để dậy vị và dễ uống hơn.

Một số lưu ý khi sử dụng nước lá tía tô:

Nước tía tô tươi nên đun từ 10- 15 phút. Không nên đun sôi quá 15 phút. Vì các tinh dầu trong đó sẽ bị bay hơi, giảm hiệu quả điều trị.

Nước lá tía tô tươi nên sử dụng ngay hoặc bảo quản ngăn mát tủ lạnh uống trong ngày để đảm bảo chất lượng và hương vị.

Người bị cảm phong nhiệt không nên dùng nước lá tía tô. Không dùng nước tía tô trong thời gian dài có thể gây đầy bụng, khó tiêu.

Lá tía tô có tính ấm, những người có biểu hiện nóng trong nhiều, tốt nhất không nên uống vì có thể làm bệnh nặng thêm. Ngoài ra, cá chép và tía tô cũng không nên kết hợp cùng nhau, tránh gây nóng, sinh ra mụn nhọt.

Lưu ý: Uống quá nhiều nước tía tô trong một thời gian dài có thể gây chướng bụng, khó tiêu hoặc ảnh hưởng đến huyết áp.

Ở nước ta, lá tía tô rất dễ trồng thậm chí mọc dại nhiều được bán theo bó có mức giá khá rất rẻ. Nhưng ở "đất nước mặt trời mọc" Nhật lại được tính tiền theo lá. Mỗi lá có giá tận 500-700 đồng/lá. Đạc biệt loại lá được ví "lá hồi sinh" này còn chứa nhiều giá trị dinh dưỡng.

Trúc Chi (t/h)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.