Hoàn thiện dự thảo Luật Nhà giáo để không bỏ sót, không mâu thuẫn

Nguyễn Hoa Trà
Thứ 2, 01/07/2024 | 21:20
0
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT kỳ vọng, Luật Nhà giáo sẽ là cơ sở pháp lý để phát triển lực lượng nhà giáo, giúp thầy cô yên tâm giảng dạy.

Hôm nay (1/7), Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã chủ trì cuộc họp về tổng hợp, tiếp thu các ý kiến góp ý dự thảo Luật Nhà giáo.

Tại cuộc họp, lãnh đạo các đơn vị Vụ, Cục thuộc Bộ GD&ĐT đã thảo luận, nêu ý kiến làm rõ hơn mối quan hệ giữa Luật Nhà giáo với Luật Viên chức và Luật giáo dục và một số luật khác có liên quan; về chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo; một số chính sách đối với nhà giáo; về đối tượng nhà giáo giáo dục thường xuyên; về các nhân sự khác trong ngành giáo dục như cán bộ quản lý giáo dục, các vị trí việc làm chuyên ngành giáo dục, đào tạo nhưng không phải là giáo viên, giảng viên...

Trước đó, từ ngày 13/6/2024, dự thảo hồ sơ Luật Nhà giáo đã được đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, Cổng Thông tin điện tử Bộ GD&ĐT để xin ý kiến rộng rãi.

Cùng với việc đăng tải hồ sơ dự thảo Luật Nhà giáo để lấy ý kiến, Bộ GD&ĐT cũng đã gửi văn bản tới các Bộ, ngành, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ GD&ĐT, 63 tỉnh/thành phố để xin ý kiến góp ý.

Bộ GD&ĐT cũng trực tiếp tổ chức, đặt hàng các đơn vị liên quan tổ chức các cuộc hội thảo, tọa đàm để xin ý kiến chuyên sâu về các nội dung chính sách trong dự thảo Luật: quản lý nhà nước về nhà giáo; đào tạo, bồi dưỡng và hợp tác quốc tế về nhà giáo; chế độ, chính sách đối với cán bộ quản lý cơ sở giáo dục; chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo, chế độ, chính sách đối với nhà giáo ngoài công lập, chế độ, chính sách đối với nhà giáo giáo dục thường xuyên…

Giáo dục - Hoàn thiện dự thảo Luật Nhà giáo để không bỏ sót, không mâu thuẫn

Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục Vũ Minh Đức phát biểu tại hội nghị.

Tính đến ngày 30/6/2024, ngành giáo dục đã nhận được góp ý của 60 tỉnh/thành phố; 14 Bộ, ngành và 22 đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ GD&ĐT với sự tham gia của hơn 800.000 nhà giáo. Trong tháng 5-6/2024, Bộ GD&ĐT đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức 9 cuộc tọa đàm/hội thảo tham vấn chuyên môn sâu về một số nội dung của dự thảo Luật Nhà giáo.

Ý kiến góp ý của các Bộ, ngành, địa phương, đơn vị và nhà giáo đối với dự thảo Luật Nhà giáo về cơ bản thống nhất đối với cấu trúc dự thảo Luật Nhà giáo và có các góp ý cụ thể đối với các điều/khoản trong dự thảo Luật Nhà giáo.

Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục đã tổng hợp các ý kiến góp ý, làm việc với các chuyên gia soạn thảo để tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà giáo và các hồ sơ kèm theo.

Phát biểu tại cuộc họp, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn lưu ý, với một việc lớn như xây dựng Luật Nhà giáo, thời gian rất gấp, yêu cầu chất lượng cao, mục tiêu kỳ vọng Luật sẽ điều chỉnh được nhiều nội dung, yêu cầu thì rất cần tập trung rất cao độ để có sản phẩm phù hợp nhất.

Nhấn mạnh yêu cầu tiếp thu đầy đủ các ý kiến góp ý và chỉnh sửa, hoàn thiện tối đa, Bộ trưởng đề nghị các đơn vị Vụ, Cục của Bộ GD&ĐT phát huy vai trò, trách nhiệm từ phương diện của mình với tinh thần nêu hết ý kiến, cố gắng không bỏ sót, không mâu thuẫn.

Theo Kế hoạch soạn thảo Luật Nhà giáo, ngày 12/7/2024, hồ sơ dự thảo Luật Nhà giáo sẽ đủ 60 ngày được đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ. Chậm nhất trước 1/9/2024, hồ sơ Luật Nhà giáo phải được hoàn thiện, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội để kịp thời hạn thẩm tra của các Ủy ban và gửi các đại biểu Quốc hội trước 20/9/2024.

Chính sách nhà giáo phải phù hợp cụ thể với từng địa phương

Thứ 4, 19/06/2024 | 17:02
Với sự tác động lớn, đối tượng đặc thù, việc xây dựng Luật Nhà giáo cần được xem xét, đánh giá kỹ lưỡng, cẩn trọng.

Đảm bảo chính sách tiền lương khi Luật Nhà giáo được ban hành

Thứ 6, 17/05/2024 | 18:05
Song hành việc tạo điều kiện tốt nhất cho thầy cô làm việc, người giáo viên cũng cần đảm bảo nghĩa vụ và tiêu chuẩn của nghề nghiệp.

Cần "năng động" trong hoạt động đào tạo đội ngũ nhà giáo

Thứ 4, 15/05/2024 | 17:05
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nhấn mạnh Đại học Sư phạm Hà Nội cần điều chỉnh góc nhìn, nhận diện vị trí, vai trò, qua đó xác định sứ mệnh, trách nhiệm với ngành.
Cùng tác giả

Đổi mới thể chế là nền tảng pháp lý cho chuyển đổi giáo dục

Thứ 4, 03/07/2024 | 22:05
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho rằng, trong quá trình xây dựng các văn bản pháp luật của ngành giáo dục phải chú trọng phục vụ cho mục tiêu quản lý, đổi mới.

Đề xuất thay đổi quy trình xử lý hồ sơ đi học nước ngoài

Thứ 4, 03/07/2024 | 16:17
Ngoài yêu cầu về ứng viên, dự thảo cũng bổ sung quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng tuyển chọn ứng viên đi học nước ngoài.

Hà Nội: Trường ngoài công lập ổn định nguồn tuyển sinh lớp 10

Thứ 4, 03/07/2024 | 16:15
Việc học tập tại trường ngoài công lập có định hướng nghề nghiệp thậm chí còn giúp cho học sinh sớm có việc làm ngay sau khi ra trường.

Bộ GD&ĐT công bố đáp án chính thức các môn thi tốt nghiệp THPT 2024

Thứ 3, 02/07/2024 | 18:26
Đáp án chính thức sẽ là căn cứ để thí sinh xác định kết quả thi của mình và có phương án đăng ký nguyện vọng phù hợp.

Xử lý các vấn đề dân sinh thiết yếu cho người dân

Thứ 3, 02/07/2024 | 14:55
Tại buổi tiếp xúc cử trị quận Hà Đông, những vấn đề về quy hoạch hành lang thoát lũ, chất lượng nước sạch... là những nội dung được người dân quan tâm, kiến nghị.
Cùng chuyên mục

Đổi mới thể chế là nền tảng pháp lý cho chuyển đổi giáo dục

Thứ 4, 03/07/2024 | 22:05
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho rằng, trong quá trình xây dựng các văn bản pháp luật của ngành giáo dục phải chú trọng phục vụ cho mục tiêu quản lý, đổi mới.

Tận dụng 5 ngày đăng ký thử nguyện vọng xét tuyển đại học 2024

Thứ 4, 03/07/2024 | 19:53
Trong thời gian từ ngày 6-10/7, Hệ thống tuyển sinh chung của Bộ GD&ĐT sẽ mở để thí sinh thực hành đăng ký xét tuyển trước khi vào đăng ký chính thức từ 18-30/7.

Tp.HCM: Bất cập tiền ăn bán trú, đề xuất điều chỉnh từ năm học mới

Thứ 4, 03/07/2024 | 19:18
Ngành giáo dục Tp.HCM đang đề xuất mức thu mới đối với tiền ăn trưa bán trú của học sinh, theo hướng tăng để phù hợp thực tế.

Hải Phòng: Công bố điểm chuẩn vào lớp 10 THPT năm học 2024 - 2025

Thứ 4, 03/07/2024 | 19:13
Trong đó, điểm chuẩn nguyện vọng 1 cao nhất là THPT Ngô Quyền (42.75 điểm), nguyện vọng 2 cao nhất là THPT Hải An và THPT Lê Hồng Phong (41,25 điểm).

Đề xuất thay đổi quy trình xử lý hồ sơ đi học nước ngoài

Thứ 4, 03/07/2024 | 16:17
Ngoài yêu cầu về ứng viên, dự thảo cũng bổ sung quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng tuyển chọn ứng viên đi học nước ngoài.
     
Nổi bật trong ngày

Cài sinh trắc học để chuyển tiền: Cẩn trọng chiêu lừa đảo kiểu mới

Thứ 4, 03/07/2024 | 15:06
Lợi dụng tình trạng nhiều khách hàng gặp khó khăn khi xác thực sinh trắc học, các đối tượng lừa đảo đã giả danh nhân viên ngân hàng để hỗ trợ cài đặt sinh trắc học nhằm mục đích đánh cắp thông tin người dùng để chiếm đoạt tài sản.

Hà Nội: Trường ngoài công lập ổn định nguồn tuyển sinh lớp 10

Thứ 4, 03/07/2024 | 16:15
Việc học tập tại trường ngoài công lập có định hướng nghề nghiệp thậm chí còn giúp cho học sinh sớm có việc làm ngay sau khi ra trường.

Nữ du khách bị cây đổ đè tử vong trên đường đi tham quan

Thứ 4, 03/07/2024 | 19:23
Trên đường tới thác K50 tham quan, một nữ du khách đã bị cây rừng đường kính khoảng 20cm đổ xuống đập vào đầu, dẫn đến tử vong.

Trường quốc tế Mỹ có Tổng Hiệu trưởng mới, Sở GD&ĐT Tp.HCM nói gì?

Thứ 4, 03/07/2024 | 15:56
Đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo Tp.HCM khẳng định việc trường công bố Tổng Hiệu trưởng mới là sai quy định, vì Sở chưa nhận được hồ sơ.

Đề xuất thay đổi quy trình xử lý hồ sơ đi học nước ngoài

Thứ 4, 03/07/2024 | 16:17
Ngoài yêu cầu về ứng viên, dự thảo cũng bổ sung quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng tuyển chọn ứng viên đi học nước ngoài.