Làm tốt chính sách nhà giáo để thầy cô yên tâm bám nghề

Nguyễn Hoa Trà

Nguyễn Hoa Trà

Thứ 4, 23/10/2024 20:38

Mặc dù là một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, nhưng tỉnh Sơn La luôn quan tâm tới cơ chế để phát triển giáo dục, đặc biệt là chính sách cho giáo viên.

Trong 2 ngày (22, 23/10), Bộ GD&ĐT đã đến thăm và kiểm tra chuẩn bị và triển khai nhiệm vụ năm học mới 2024-2025 tại tỉnh Sơn La. Tại các buổi làm việc, nội dung liên quan đến chính sách phát triển giáo dục được đặc biệt quan tâm.

Nội dung kiểm tra về công tác tổ chức thực hiện nhiệm vụ đầu năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học, giáo dục trung học, giáo dục thường xuyên, giáo dục chính trị và công tác học sinh, sinh viên.

Theo báo cáo của Sở GD&ĐT Sơn La, năm học 2024-2025, tỉnh Sơn La có 610 trường mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên. Tỉ lệ phòng học kiên cố đạt 73,3% (tăng 1,2 % so với năm học trước), phòng học bán kiên cố 24,75%; phòng học tạm 1,95% (giảm 0,4%).

Thiết bị tốt thiểu tính bình quân cấp học mầm non đạt 76,2% (tăng 1,2%); cấp tiểu học đạt 80,5% (tăng 2,8%); cấp THCS đạt 62.2% (tăng 5,5%); cấp học THPT - giáo dục thường xuyên đạt 55,3% (tăng 2,9%). Tổng số cán bộ, giáo viên đạt chuẩn là 20521/22314, đạt tỉ lệ 91,96%.

Chuẩn bị năm học mới 2024-2025, tỉnh Sơn La đã tổ chức triển khai đầy đủ, kịp thời các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT; đồng thời ban hành nhiều văn bản chỉ đạo đúng quy định của pháp luật, phù hợp điều kiện thực tế của địa phương.

Làm tốt chính sách nhà giáo để thầy cô yên tâm bám nghề- Ảnh 1.

Ông Nguyễn Thành Công - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La báo cáo tại buổi làm việc (Ảnh: Bộ GD&ĐT).

Trước khai giảng năm học mới 2024-2025 hoàn thành việc tổ chức cho học sinh lựa các tổ hợp môn học tự chọn phù hợp với điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của từng nhà trường và phù hợp với nguyện vọng, năng lực của học sinh.

Khó khăn của giáo dục tỉnh Sơn La là cơ sở vật chất trường lớp còn thiếu, còn nhiều điểm trường lẻ; kinh phí dành cho bảo trì, sửa chữa cơ sở vật chất hạn chế; đội ngũ giáo viên còn thiếu, chưa đảm bảo đủ tỷ lệ giáo viên/lớp; việc giảm biên chế viên chức cơ học không phù hợp với các cơ sở giáo dục càng làm cho tình trạng thiếu giáo viên thêm khó khăn; việc mua sắm trang thiết bị dạy học còn vướng do thủ tục phức tạp.

Trao đổi tại buổi làm giữa đoàn kiểm tra của Bộ GD&ĐT với UBND tỉnh Sơn La, ông Nguyễn Thành Công - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La đã chia sẻ những khó khăn đặc thù của Sơn La về địa hình, phân bố dân cư, hạ tầng giao thông… tác động đến giáo dục và đào tạo; đồng thời thông tin về những nỗ lực vượt qua khó khăn để đạt được những kết quả quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục của địa phương.

Nhấn mạnh một số nỗ lực cụ thể của giáo dục Sơn La trong đầu tư cơ sở vật chất trường lớp, phát triển hệ thống trường nội trú, bán trú, huy động nguồn lực xã hội hoá để phát triển trường ngoài công lập, huy động trẻ mầm non đến lớp…, ông Nguyễn Thành Công cũng nhắc tới quan điểm của địa phương về việc quan tâm tới cơ chế chính sách đảm bảo cho phát triển giáo dục và đào tạo, quan tâm đến chính sách cho giáo viên. "Nhất định phải làm tốt chính sách cho giáo viên, để giáo viên có nguồn lực, tự tin gắn bó với nghề", ông Nguyễn Thành Công nói.

Làm tốt chính sách nhà giáo để thầy cô yên tâm bám nghề- Ảnh 2.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Kim Chi (Ảnh: Bộ GD&ĐT).

Sau khi nghe báo cáo, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Kim Chi ghi nhận, đánh giá cao nỗ lực, kết quả của ngành giáo dục Sơn La những năm qua, thể hiện qua nhiểu thành tích nổi bật cũng như việc quan tâm ban hành nhiều chính sách về giáo dục.

Cùng với đó, Thứ trưởng mong muốn tỉnh Sơn La tiếp tục quan tâm tới các nguồn lực cho giáo dục và đào tạo.

Trong đó, lưu ý để các chương trình mục tiêu quốc gia sẽ có giáo dục được thụ hưởng; đảm bảo ngân sách chi thường xuyên cho giáo dục tối thiểu 20%; quan tâm đảm bảo về số lượng, chất lượng đội ngũ giáo viên.

Nhấn mạnh việc đưa ra chính sách giáo dục phù hợp và thích nghi với điều kiện thực tế của địa phương, Thứ trưởng nhắc tới một số việc cần làm với giáo dục Sơn La và các địa phương miền núi nói chung.

Đó là, tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao dân trí để người dân hiểu được, ý nghĩa của "con chữ" chính là an sinh xã hội, là xoá đói giảm nghèo bền vững.

Tiếp tục thực hiện quy hoạch mạng lưới trường lớp. Theo Thứ trưởng, đối với địa bàn đặc thù như Sơn La quy hoạch vẫn phải chấp nhận điểm trường lẻ nhưng cần tăng cường hệ thống nội trú, bán trú. "Mong lãnh đạo tỉnh quan tâm vấn đề này", Thứ trưởng nói.

.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.