Một số lợi ích "vàng" khi ăn rong biển thường xuyên
Giàu dưỡng chất
Rong biển là món ăn phổ biến ở các nước châu Á như Trung Quốc và Nhật Bản, đặc biệt người Nhật rất thích ăn món ăn làm từ loại tảo này. Đặc biệt, trong rong biển chứa nhiều chất dinh dưỡng và là nguồn vitamin B12 cần thiết cho máu và mô thần kinh khỏe mạnh. Rong biển là nguồn cung cấp canxi, folate, vitamin B và magiê tuyệt vời. Chính nhờ vào những tác dụng của rong biển đối với sức khỏe mà nó đã trở thành món ăn được nhiều người ưa chuộng.
Giúp ngăn ngừa ung thư
Chính nhờ vào thành phần lignans có trong rong biển, nó có tác dụng tuyệt vời để bảo vệ cơ thể khỏi các chứng bệnh ung thư nguy hiểm, ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư.
Ngoài ra, rong biển còn là loại thực phẩm rất tốt cho phụ nữ mãn kinh, giúp ngăn ngừa bệnh ung thư vú hiệu quả. Hãy bổ sung ngay rong biển vào thực đơn hàng ngày để bảo vệ sức khoẻ khỏi các chứng bệnh ung thư nguy hiểm.
Có thể phòng chống bướu cổ
Rong biển có thể hấp thụ được iốt từ biển, do đó rất giàu iốt. Chất này giúp tuyến giáp sinh ra hormone, từ đó kiểm soát sự phát triển của các tế bào bị tổn thương hiệu quả, tái tạo và phục hồi tế bào bị tổn thương. Việc bổ sung đủ iốt sẽ giúp phòng ngừa bệnh bướu cổ.
Tốt cho tim mạch
Trong rong biển nhiều dưỡng chất tốt cho hệ tim mạch, tiêu biểu là axit béo omega3.
Vì vậy, rong biển được sử dụng để giúp cải thiện bệnh máu khó đông, giảm huyết áp, điều hòa dạ dày, giảm lượng cholesterol có hại cho cơ thể.
Giúp hệ xương của bạn chắc khỏe
Trong rong biển chứa các chất chống oxy hóa, canxi và vitamin K, những dưỡng chất quan trọng này giúp hệ xương của bạn chắc khỏe. Đặc biệt những người trung niên và cao tuổi khả năng bị thiếu hụt canxi gây ra bệnh loãng xương là rất lớn.
Kiểm soát lượng đường huyết
Rong biển chứa 60% Fucoidan, là loại chất xơ, chất chống oxy hóa tuyệt vời, có lợi cho sức khỏe. Chất này có thể giúp làm giảm tình trạng kháng insulin, ổn định lượng đường trong máu. Chất xơ trong rong biển có thể làm chậm quá trình tốc độ hấp thu carbs từ bữa ăn.
Tốt cho huyết áp
Rong biển chứa rất nhiều canxi và các khoáng chất cần thiết, nhưng lượng natri thấp nên có tác dụng hiệu quả trong việc ổn định huyết áp. Đặc biệt, những người đang bị các bệnh cao huyết áp nên bổ sung ngay rong biển vào chế độ ăn để cải thiện tình trạng bệnh nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Tốt cho hệ tiêu hoá
Hàm lượng chất xơ có trong rong biển khá dồi dào giúp lợi khuẩn trong đường ruột làm cho hệ tiêu hoá hoạt động tốt hơn.
Bên cạnh đó, khoáng chất alginate có trong rong biển làm tăng cường chất nhầy trong thành ruột, từ đó khả năng tiêu hoá cũng được cải thiện.
Giảm cân hiệu quả
Rong biển có thể giúp bạn kiểm soát cân nặng vì chúng có nhiều chất xơ giúp bạn no lâu hơn, giảm ăn vặt. Chất xơ cũng giúp gia tăng sự trao đổi chất và tăng cường sức khỏe đường ruột.
Ngoài ra, algiante có trong rong biển hoạt động như một tác nhân bulking, làm chậm sự hấp thụ chất béo đối với cơ thể.
Có thể giảm đau đầu
Trong rong biển chứa hàm lượng chất magie dồi dào có tác dụng giúp ngăn ngừa các chứng bệnh đau nửa đầu hiệu quả. Nếu bạn hay người thân đang bị chứng đau nửa đầu thì đây là món ăn thật sự không nên bỏ qua.
Tuy nhiên, bạn cần nhớ phải sử dụng thường xuyên và đều đặn để phát huy tối đa lợi ích khi ăn rong biển. Nên ăn các món ăn chế biến từ rong biển ít nhất 2 - 3 lần/tuần, đơn giản như canh rong biển chẳng hạn.
Những rủi ro có thể gặp phải khi ăn rong biển quá nhiều
Mặc dù rong biển được coi là tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, có những rủi ro có thể xảy ra nếu bạn tiêu thụ quá mức. Rong biển rất giàu I-ốt, do vậy, việc sử dụng nó với số lượng quá mức có thể ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp và điều này có thể gây ra các triệu chứng như sưng hoặc căng quanh cổ hoặc tăng cân.
Người đang mắc bệnh cường giáp
Rong biển tuy nhiều lợi ích nhưng không phải tất cả mọi người đều thích hợp để ăn. Bởi trong loại rau này có lượng i ốt khá cao có thể làm bệnh tình của bạn nghiêm trọng hơn. Các chuyên gia sức khỏe khuyến cao tốt nhất người bị bệnh cường giáp nên tránh ăn rong biển.
Người đang bị mụn nhọt không nên ăn nhiều rong biển
Nếu bạn muốn ăn rong biển nhưng bạn đang bị mụn nhọt thì không nên chọn rrong biển vào bữa ăn hàng ngày. Bởi khi ăn rong biển có thể khiến nội tiết trong cơ thể bạn bị mất cân bằng, làm cho tình hình mụn nhọt tăng nặng thêm và khó điều trị.
Trao đổi với báo Tiền Phong, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, rong biển là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, có khả năng tăng sức đề kháng, DHA cho cơ thể và tốt cho hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, rong biển có tính hàn, giải nhiệt nên không lạm dụng ăn quá nhiều. Một số trường hợp sẽ gây lạnh bụng, thậm chí là tiêu chảy, nhất là đối với trẻ nhỏ, người có tiền sử dị ứng với rong biển và các loại hải sản khác.
Trong khi đó, Lương y Vũ Quốc Trung cho hay, rong biển hay bất cứ loại thực phẩm nào cũng sẽ gây hại nhất định nếu lạm dụng ăn quá nhiều. Ví dụ, trong rong biển có chứa hàm lượng I-ốt khá cao. Vì vậy, nếu thường xuyên sử dụng rong biển với số lượng lớn sẽ gây ra tình trạng thừa I-ốt, dẫn đến nguy cơ bị cường giáp. Nếu thiếu I-ốt sẽ gây nhược giáp, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em, khiến trẻ kém thông minh. Tuy nhiên, nếu thừa I-ốt, người dùng dễ bị cường giáp và gặp các vấn đề liên quan đến rối loạn chuyển hóa.
Những lưu ý khi ăn rong biển, ai cũng cần phải biết
Mặc dù tốt nhưng không nên ăn rong biển chung với các nguyên liệu khác như quả hồng, trà, trái cây ngâm chua. Nguyên nhân là do khi kết hợp sẽ sinh ra hợp chất kết tinh khó tan, khiến cho dạ dày, đường ruột không khỏe. Huyết lợn và cam thảo cũng nên tránh dùng chung với rong biển vì gây bất lợi cho sự hấp thu và tiêu hóa, dẫn đến táo bón. Ngoài ra, các thực phẩm có tính kiềm như lòng đỏ trứng, phô mai, xúc xích, thịt bò, bánh mì, tiểu mạch v.v… tốt nhất cũng không nên chế biến cùng với rong biển.
- Nên ăn rong biển với số lượng vừa phải vì rong biển có tính hàn, giải nhiệt. Nếu bạn ăn quá nhiều sẽ dễ xảy ra tác dụng phụ như bị lạnh bụng, thậm chí dẫn đến tiêu chảy hoặc ngộ độc.
- Chúng ta nên ăn rong biển thường xuyên và đều đặn 2 - 3 lần/tuần để có một sức khoẻ tốt nhất.
- Chú ý khi chế biến, không nấu quá lâu vì rong biển sẽ bị nhừ, hàm lượng dinh dưỡng bị giảm đi rất nhiều.
Trúc Chi (t/h)