Đau đầu là căn bệnh phổ biến hiện nay khi người bệnh thường xuyên tiếp xúc tiếng ồn, với những thay đổi đột ngột của thời tiết. Bệnh cũng có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau như làm việc vất vả, học bài căng thẳng hoặc do thời tiết, mất ngủ… Người mắc chứng đau đầu thuờng hay cảm thấy mệt mỏi, khó chịu.
Một số người bị đau đầu nhẹ thì cơn đau thoáng qua, không gây ảnh huởng cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu cơn đau dữ dội và kéo dài thì đó có thể là triệu chứng báo hiệu nguời bệnh bị xuất huyết não, huyết áp thấp, huyết áp cao hay thiếu máu não…
Hầu hết các cơn đau đầu nhẹ có thể thuyên giảm một cách tự nhiên sau khi nghỉ ngơi, nhưng nếu nó thực sự khó chịu, hãy chú ý đến thực phẩm mình hay ăn và tốt nhất là đi khám ngay.
Những thực phẩm không nên ăn khi bị đau đầu
Nho: Nho có chứa một chất gọi là tyramine, một acid amin tự nhiên hình thành từ sự phân hủy của protein trong thực phẩm. Tyramine có thể gây ra tăng huyết áp và có thể gây ra đau đầu ở một số người.
Bánh mì men: Coumarin - chất hóa học tự nhiên có trong bánh mì men có thể kích thích gây đau nửa đầu. Hãy cẩn thận khi hấp thu men nếu bạn bị đau đầu, vì nó chứa các amin không có lợi cho bạn trong lúc này.
Sô cô la: Loại kẹo này chứa chất phenylethylamine. Chấy này khiến mạch máu co lại và giãn ra, sau đó gây đau đầu. Vì vậy, nếu bạn bị đau đầu thì không nên ăn sô cô la.
Cà phê: Uống quá nhiều cà phê có thể gây đau nửa đầu. Bạn nên hạn chế loại đồ uống này ở mức 240 - 360ml/ngày.
Rượu: Thành phần chính của rượu là ethanol. Khi vào cơ thể, hóa chất này được chuyển hóa thành tác nhân kích hoạt chứng đau nửa đầu. Theo các chuyên gia, một số hợp chất khác có trong rượu như tannins, flavonoids cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng này. Ngoài ra, rượu cũng khiến cho cơ thể bị thiếu nước, từ đó gây nên cảm giác choáng váng, chóng mặt.
Trúc Chi (t/h theo Vietnamnet, Tri thức & Cuộc sống)