Hải sản vỏ cứng: Khi cho những loại hải sản cứng như cua, ốc, ngao, sò… vào lò vi sóng chúng sẽ bị nhiệt độ cao và kín trong lò giải phóng các phân tử tạo mùi khó chịu giống như mùi cao su cháy, bốc khói.
Bên cạnh đó, việc chế biến những thực phẩm này trong lò vi sóng còn khiến chất dinh dưỡng trong thực phẩm “bốc hơi” hoàn toàn, và mùi vị cũng không còn được tươi, ngon.
Quả ớt: Ớt tươi hoặc ớt khô đều có thể “bốc hỏa” trong lò vi sóng. Khi mở cửa lò ra bạn và những người đứng xung quanh sẽ bị “tấn công” bởi hơi cay nóng, khiến bạn chảy nước mắt và ho sặc sụa. Do đó, đừng bao giờ có ý định sấy khô ớt bằng lò vi sóng.
Trứng tươi: Trứng tươi còn nguyên vỏ cứng khi cho vào lò vi sóng, nhiệt độ cao sẽ làm không khí trong trứng giãn nở, dẫn tới lớp vỏ ngoài bị giãn ra theo, khiến quả trứng bị nổ tung. Làm như vậy không chỉ khiến trứng văng tung tóe, nguy hiểm, bẩn nhà, mà còn gây ra nguy cơ cháy nổ lò rất cao. Thay vào đó, bạn nên đập trứng ra bát rồi mới cho vào lò vi sóng như cách chế biến các món ăn thông thường khác.
Rau củ quả có lớp vỏ dày: Những loại thực phẩm có lớp vỏ dày như khoai tây, cà rốt, táo,… khi nấu trong lò sẽ cháy thành các ngọn lửa xanh, đỏ, vàng. Nguy hiểm hơn khi để lâu trong lò cà rốt bị giãn nở bên trong làm nứt vỏ ngoài sẽ gây nổ. Chính vì vậy bạn cần gọt vỏ hoặc đâm các lỗ nhỏ lên thân củ trước khi cho vào lò vi sóng.
Trái cây: Việc cho trái cây tươi, đặc biệt là quả nho vào lò vi sóng gây ra nguy cơ cháy nổ rất cao. Nhiều loại trái cây chịu được nhiệt độ cao, nhưng một số loại như nho tươi hoặc nho khô thì sẽ bắt lửa, bốc khói hoặc thậm chí là bốc cháy, nổ tung nếu bỏ vào lò vi sóng.
Khải Nguyên (Tổng hợp)