Lợi ích của gừng đối với sức khỏe
Giảm đau khớp: Theo Zhou Jiayi bác sĩ điều trị tại Khoa Y học Thể thao của Bệnh viện Quốc tế Lianxin Đài Loan (Trung Quốc), gừng có thể làm giảm đau khớp và giúp cơ bắp phục hồi sau khi tập luyện. Chiết xuất gừng giúp giảm đáng kể cơn đau của bệnh viêm khớp thoái hóa. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống chiết xuất gừng giúp giảm đau sau khi đứng và đi bộ, và giảm tần suất sử dụng thuốc giảm đau. Dùng kết hợp gừng và nghệ có thể bảo vệ khớp của bạn và giảm các triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp.
Giảm nghẹt mũi: Trà gừng có thể giúp giảm nghẹt mũi do cảm lạnh, và đối với những người bị dị ứng với sốt cỏ khô (viêm mũi dị ứng hay dị ứng phấn hoa nổi bật với các triệu chứng bệnh theo mùa và dị nguyên đa dạng như lông động vật, mạt bụi), nó cũng có thể giúp giảm các triệu chứng về đường hô hấp.
Lưu thông máu: Gừng chứa nhiều vitamin, khoáng chất và axit amin, uống trà gừng có thể giúp cải thiện lưu thông máu và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Gừng ngăn ngừa sự tích tụ chất béo trong động mạch, từ đó đạt được hiệu quả giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.
Tăng cường hệ thống miễn dịch: Gừng có chứa chất chống oxy hóa gingerol, có thể nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể và ngăn ngừa các bệnh khác nhau. Ngoài ra, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hương thơm của trà gừng có thể giúp giảm căng thẳng và thư giãn tốt hơn.
Những lưu ý "vàng" khi ăn gừng
Không ăn gừng bị mọc mầm: Khi chế biến gừng mọc mầm có thể tạo ra lưu huỳnh, gây ảnh hưởng đến gan và dạ dày. Gừng mọc mầm sẽ không còn ăn được vì giá trị dinh dưỡng của gừng khi nảy mầm đã giảm đi rất nhiều.
Không phải càng ăn nhiều càng tốt: Gừng là một loại gia vị rất phổ biến trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta và đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải cái gì tốt ăn nhiều là tốt. Gừng có vị cay nồng, là thực phẩm có tính nóng, vì vậy khi thời tiết nắng nóng nên ăn gừng vừa phải, vì lúc này người ăn dễ bị khô miệng, đau họng và ra nhiều mồ hôi.
Không ăn gừng thối: Gừng thối sẽ sinh ra chất độc hại, ăn vào sẽ dẫn đến hoại tử tế bào gan và gây ung thư gan, ung thư thực quản. Vì vậy, khi củ gừng bị thối, tốt nhất là bạn nên vứt bỏ thay vì tiếc rẻ rồi mang bệnh vào thân. Bạn cũng không nên chỉ cắt phần hỏng đi rồi dùng phần còn tươi, vì một số nghiên cứu chỉ ra rằng khi bị hỏng, độc tố shikimol sẽ "xâm chiếm" toàn bộ củ gừng, không chỉ có ở mỗi phần bị hỏng mà chúng ta có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Bệnh nhân viêm gan, bệnh gan nói chung không nên ăn gừng: Gừng chứa dầu dễ bay hơi, gingerol, nhựa và tinh bột. Gừng cũng có chứa safrole. Safrole và gingerol có thể gây thoái hóa và hoại tử tế bào gan, dẫn đến rối loạn chức năng gan, vì vậy bệnh nhân viêm gan, bệnh gan nói chung không nên ăn gừng hoặc nên ăn ít hơn.
Những người có thể trạng thiếu âm không nên ăn nhiều: Thiếu âm là thể chất khô nóng, người như vậy thường có tay chân nóng, lòng bàn tay đổ mồ hôi, thích uống nước, miệng khô, ngủ không ngon giấc. Gừng có vị cay nồng, tính ấm, có thể làm tăng thêm tình trạng này, do đó người bị thiếu âm không nên ăn nhiều.
Người bị bệnh trĩ, xuất huyết không nên ăn gừng: Gừng rất nóng có thể làm vỡ các mạch máu bị yếu nên những người có tiền sử rối loạn chảy máu như chảy máu cam, chảy máu tử cung, bệnh trĩ không nên ăn gừng để tránh tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng.
Phụ nữ có thai hạn chế ăn gừng: Dù gừng rất tốt để giải quyết các tình trạng thai nghén như buồn nôn và nôn nhưng trong thời kỳ cuối của thai kỳ nên hạn chế ăn gừng vì gừng làm tăng huyết áp gây nguy hiểm cho thai phụ.
Không nên ăn gừng vào buổi tối: Y học Trung Quốc cho rằng nguồn năng lượng trong cơ thể con người ban ngày tương đối mạnh, ăn một số thức ăn có tính ấm và dưỡng sinh trong ngày có thể tăng cường và tăng tốc lưu thông máu, thúc đẩy tiêu hóa và có tác dụng kháng khuẩn. Ban đêm không nên ăn gừng bởi gừng có tính nóng, sẽ khiến bạn khó chịu và mất ngủ.
Trúc Chi (theo Tổ Quốc, Lao Động)