Những người không nên ăn cá chép

Những người không nên ăn cá chép

Hà Thị Kim Dung

Hà Thị Kim Dung

Thứ 3, 28/05/2019 10:13

Cá chép là món ăn ngon, bổ, nhưng với một số người mắc bệnh hoặc đang điều trị thuốc đông y có cam thảo, ăn cá chép có thể gây độc cho cơ thể, thậm chí chết người

Sức khỏe - Những người không nên ăn cá chép

Ăn cá chép có tác dụng gì, tốt không?

Cá chép là món ăn rất dễ kiếm và rẻ. Tuy nhiên, theo các nhà đông y thì cá chép là một bài thuốc rất hữu ích và mang nhiều tác dụng chữa bệnh rất tốt.

Ăn cá chép mang lại nhiều tác dụng. Tuy nhiên, một tác dụng mà hiện nay nhiều người đều công nhận, đó là phụ nữ mang thai ăn cá chép sẽ rất tốt cho thai nhi và có tác dụng an thai.

Đó cũng là lý do vì sao các bà bầu khi mang thai thường ăn cá chép.

Tác dụng làm an thai: Phụ nữ mang thai dễ xuất hiện các triệu chứng khí huyết yếu kém, tâm tính không yên. Trong bài thuốc "Thánh Huệ", Thánh Huệ phương có ghi: Lấy một con cá chép nặng khoảng nửa cân, để cả vẩy, mổ bỏ tạp ruột, trộn thêm nửa lạng gạo nếp, rửa sạch, cho thêm ít vỏ quýt, gừng sống. Ðổ tất cả vào nồi ninh chín, cho thêm ít muối, ăn 5-7 lần sẽ có hiệu quả rất nhanh.

Chữa nôn mửa: Phụ nữ thời kỳ đầu mang thai thường xuất hiện các triệu chứng nôn mửa, chóng mặt... Y học cổ truyền gọi là "Nhiên thần ác trở" (Triệu chứng xấu khi mang thai). Nguyên nhân do tỳ vị suy yếu, mạch đập mạnh... gây nên. Lấy một con cá chép nặng khoảng 250g đánh vẩy, mổ bỏ nội tạng, rửa sạch, cho thêm 6g sa sâm đập nhỏ, 10g gừng tươi thái mỏng. Bỏ cả hai thứ vào trong bụng cá hầm chín, ăn trong ngày, có công hiệu kiện tỳ hòa vị, giảm thổn thức, tiêu trừ nôn mửa.

Chữa bệnh phù thũng: Sau khi mang thai 5-6 tháng, phụ nữ thường hay có chứng sưng mặt, chân tay phù thũng, tiểu tiện ít. Có thể dùng một con cá chép nặng 500g, 120g đậu đỏ (loại hạt nhỏ), cho thêm ít gừng, hành, bỏ vào nấu chín, ăn nhạt (chú ý không nêm mặn). Ðây là bài thuốc rất công hiệu.

Giúp làm tăng lượng sữa: Sau khi sinh, phụ nữ có người không có sữa hoặc ít sữa, có thể dùng một con cá chép nặng khoảng 2 lạng rưỡi (1/4kg), một chân giò lợn (loại bé), 3g thông thảo. Hầm thật nhừ, ăn dần 1-2 ngày sẽ có nhiều sữa và sữa rất mát tốt cho trẻ.

Chữa bệnh ứ huyết: Phụ nữ sau khi sinh có thể bị chứng khí huyết ứ trễ, đau bụng dưới, máu xấu không kịp bài tiết ra ngoài... Nghiền, tán nhỏ vẩy cá chép, cho vào từ 3-5g nước đun sôi. Uống với ít rượu nếp có công hiệu làm tan huyết, thông huyết, chữa trị được chứng ứ huyết.

Làm tăng công năng dạ dày: Dạ dày của phụ nữ sau khi sinh có thể thay đổi cường độ co bóp. Dùng một con cá chép nặng nửa cân, làm sạch vẩy và ruột, cho vào nồi nấu canh. Khi cá chín nhừ cho thêm ít gia vị, hồ tiêu, muối. Ăn cả nước và cái, có tác dụng bổ tỳ vị, trị bệnh hư hàn.

Sức khỏe - Những người không nên ăn cá chép (Hình 2).

 

Cá chép nhiều tác dụng là thế, tuy nhiên, không phải ai cũng được phép sử dụng thoải mái loại cá này. Dưới đây là một số trường hợp không nên ăn cá chép vì có thể mang hoạ:

Người bị bệnh gan, thận

Thịt cá chép rất giàu chất đạm, người bị bệnh gan lại cần giảm lượng protein, kiểm soát lượng đạm ăn vào cơ thể hàng ngày không vượt quá ngưỡng cho phép. Vì vậy người bị bệnh gan, cần tuyệt đối không nên ăn cá chép.

Ngoài ra, đối với những người đang mắc bệnh về sỏi thận, bệnh về đường tiểu (sỏi) cũng không nên ăn cá chép. Bởi những bệnh nhân này, cần phải kiểm soát lượng axit uric, nếu axit này tăng quá cao sẽ là nguyên nhân cho quá trình hình thành sỏi.

Mặt khác, cá chép lại là một trong những thực phẩm giàu kali nên những bệnh nhân mắc các vấn đề về thận (suy thận) tốt nhất không nên ăn để tránh tình trạng bệnh thêm nặng.

Bệnh nhân có bệnh xuất

Sức khỏe - Những người không nên ăn cá chép (Hình 3).

huyết, chảy máu

Thành phần dinh dưỡng có trong cá chép giàu chất axit eicosapentaenoic, thành phần này sẽ gây ra sự ức chế tập tiểu cầu, chống lại bệnh huyết khối và những triệu chứng liên quan đến xuất huyết.

Các bệnh nhân có các bệnh liên quan đến xuất huyết như dị ứng, cơ thể thiếu vitamin C xuất phát chủ yếu do cơ chế chảy máu bất thường, biểu hiện các dạng khác nhau của chứng chảy máu… Khi bị các bệnh này, thì bệnh nhân không nên ăn cá chép.

Người bị bệnh Gút (Gout)

Theo các chuyên gia, những người bị bệnh Gout cần tuyệt đối không nên ăn cá chép. Bởi cá chép là một trong những thực phẩm có chứa lượng Purine (đây là nguyên nhân gây nên bệnh Gout).

Do đó, những người đang trong giai đoạn điều trị bệnh Gout cấp tính cần tránh xa, không ăn cá chép để bảo đảm sức khỏe.

Người bị dị ứng với cá chép

Tuy thành phần dinh dưỡng trong cá chép khá cao, nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng được loại thực phẩm này, và những người có thể trạng dễ bị dị ứng là một trong số đó.

Theo các bác sĩ, cá chép có khả năng gây mẫn cảm đối với những người bị dị ứng cao hơn những loại cá khác, khiến cho tình trạng này trở nên trầm trọng hơn.

Vì vậy, ai dễ mẫn cảm, dị ứng cũng nên “xem xét” thật kĩ lưỡng trước khi ăn loại ca này.

Trang Dung (t/h)

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.